Trước khi bắt đầu tìm hiểu về Band điểm IELTS, chúng ta cũng nên tìm hiểu IELTS là gì. IELTS là một hệ thống bài thi nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Đọc (Reading), Viết (Writing), Nói (Speaking). Đây là một bài thi kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh và nó rất khó, vì vậy chứng chỉ này được nhiều người ưa chuộng vì độ uy tín. Nhiều bạn tự ôn luyện đề IELTS tại nhà, nhưng vẫn chưa biết cách tính điểm IELTS để biết mình cần cải thiện những gì để tiến bộ hơn. Sau đây, Edusa sẽ giúp các bạn tìm hiểu về band score của IELTS nha. 

1. Band Điểm IELTS – Cách tính điểm tổng 4 kỹ năng

Band điểm ielts

Band điểm Overall của một bài thi IELTS sẽ được tính từ 1 – 9, 2 tuần sau khi thi, thí sinh sẽ nhận được một tờ giấy báo điểm, trên đó sẽ ghi cả điểm của từng phần Kỹ năng và điểm tổng. Điểm tổng được tính bằng trung bình cộng số điểm của 4 kỹ năng.

Điểm tổng của 4 kỹ năng sẽ được làm tròn số theo quy ước chung như sau:

– Nếu điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng có số lẻ là .25, thì sẽ được làm tròn lên thành .5

– Nếu điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng có số lẻ là .75 sẽ được làm tròn thành 1.0

Ví dụ: một thí sinh có số điểm trong trường hợp như sau:

– Điểm 6.5 (Nghe), 6.5 (Đọc), 5.0 (Viết) và 7.0 (Nói). Điểm tổng là IELTS 6.5 (25 ÷ 4 = 6.25 = 6.5)

– Điểm 5.0 (Nghe); 4.5 (Đọc), 5.0 (Viết) và 5.0 (Nói). Điểm tổng là IELTS 5.0 (19.5 ÷ 4 = 4.875 = 5.0)

– Điểm 7.5 (Nghe), 7.0 (Đọc), 7.0 (Viết) và 7.0 (Nói). Điểm tổng là IELTS 7.0 (28.5 ÷ 4 = 7.125 = 7.0)

Vậy cách tính điểm của từng kỹ năng là như thế nào? Hãy cùng Edusa tìm hiểu sâu hơn về cách tính điểm của các kỹ năng nha.

>>> Tìm hiểu thêm về các khóa học tại trung tâm Edusa tại đây.

2. Band điểm IELTS Listening & Reading

Band điểm ielts

Nhìn vào bảng điểm dưới đây, ta có thể thấy rằng ở phần Reading, số điểm ở hai hình thức thi là khác nhau, chẳng hạn như khi thí sinh đúng 10-12 câu ở hình thức thi Học thuật (Academic) thì được tính là 4.0, còn ở hình thức thi Tổng quát (General Training) thì đúng 15-18 câu mới được tính là 4.0. Bên cạnh đó, phần Nghe thì lại cùng một mức điểm ở cả hai hình thức thi.

Tương tự như Toeic, sau khi bài thi được hoàn thành, giám khảo sẽ chấm bài thi theo band điểm từ 1-9, dựa theo số câu trả lời đúng của thí sinh. IELTS có hai loại hình thức thi, hai hình thức đều khác nhau về mặt cấu trúc của đề thi, nội dung đề thi và cả cách tính điểm cũng khác nhau

3. Band điểm IELTS Writing & Speaking

Band điểm ielts

Cách tính điểm của phần Writing và Speaking sẽ khác với cách tính điểm của phần Reading và Listening. Về phần Writing, giám khảo sẽ dựa vào 4 tiêu chí cụ thể được liệt kê bên dưới để quy định về điểm Writing của mỗi thí sinh:

– Task achievement (Task 1)/ Task Response (Task 2): Đánh giá khả năng trả lời chính xác, đúng chủ đề, trọng tâm câu hỏi, hoàn thành yêu cầu đề Task 1, khả năng làm bài Task 2, làm đúng yêu cầu của đề bài, không lạc đề, lan man,

– Cohesion & Coherence: Độ mạch lạc, trôi chảy của bài văn. Thí sinh sử dụng, phát triển và sắp xếp các luận điểm có hợp lý hay không. Bên cạnh đó, các ý có tính thuyết phục, liên kết với nhau hay không.

– Lexical Resource: Sử dụng từ vựng đa dạng, phong phú, tự nhiên, đúng ngữ cảnh. Từ vựng không được mắc lỗi chính tả. Sử dụng linh hoạt các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

– Grammatical Range and Accuracy: Sử dụng chính xác và đa dạng các cấu trúc ngữ pháp (Câu đảo ngữ, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ,…). Thí sinh không được mắc lỗi chia sai động từ.

Về phần Speaking cũng được giám khảo chấm điểm dựa trên 4 yếu tố sau đây:

  • Fluency and Coherence: Đánh giá độ lưu loát và mạch lạc trong bài nói của thí sinh. Thí sinh không được dừng quá lâu, quá nhiều lần trong bài thi. Xem xét sự liên kết của các câu có được chặt chẽ hay không, có được sử dụng các liên từ để nói các câu lại với nhau không. Ngoài ra, bài nói của thí sinh cần tránh bị lạc đề, lan man, không liên quan đến chủ đề cần nói.
  • Lexical Resource: Đánh giá khả năng vận dụng vốn từ vựng một cách phong phú và đa dạng. Trong một bài thi Speaking, giám khảo sẽ xem xét việc thí sinh sử dụng từ vựng một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh. Bài nói cần tránh bị lặp từ hay bị lặp từ quá nhiều, có thể sử dụng các thành ngữ (idioms) sao cho phù hợp, paraphrase linh hoạt.
  • Grammatical range and Accuracy: Đánh giá thí sinh sử dụng các câu trúc câu đa dạng, phong phú và phù hợp với ngữ cảnh.
  • Pronunciation: Đánh giá phát âm của thí sinh có đúng hay không, có nghe được hay không.

4. Ý nghĩa của Band điểm IELTS

Sau đây là ý nghĩa của từng mức điểm trong một Band điểm IELTS, bạn có thể xem xét thật kỹ để có thể chuẩn bị tốt cho một kì thi IELTS sắp tới nha.

– Mức điểm 9.0 (thông thạo): Đã hoàn thành nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ.

– Mức điểm 8.0 (rất tốt): Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.

– Mức 7.0 (Tốt): Đã nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi có sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói.

– Mức 6.0 (Khá): Tuy có nhiều chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Sử dụng tốt trong các tình huống phức tạ, đặc biệt trong các tình huống quen thuộc.

– Mức 5.0 (Bình thường): Sử dụng được một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng nếu quen thuộc với mình.

– Mức 4.0 (Hạn chế): Có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp trong các tình huống cơ bản. Gặp khó khăn khi gặp phải tình huống giao tiếp phức tạp.

– Mức 3.0 (Sử dụng tiếng Anh ở mức hạn chế): Có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp và hiểu trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.

– Mức 2.0 (Lúc được, lúc không): Thí sinh đang gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giao tiếp thực sự ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một số cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói – viết.

– Mức 1.0 (Không biết sử dụng tiếng Anh): Thí sinh chưa biết ứng dụng tiếng Anh vào trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).

– Mức 0: Điểm 0 tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.

5. Những câu hỏi thường gặp?

5.1 Khi đi thi IELTS có được ghi chú vào đề không?

Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể ghi chú vào đề và được khuyến khích ghi chú vào đề, giám khảo sẽ không thể thấy tờ giấy đề thi của bạn.

5.2 Nên sử dụng bút chì hay bút mực cho bài thi IETLS?

Trả lời: Bút chì được khuyến khích sử dụng cho bài thi IELTS, vì khi đưa bài thi vào hệ thống chấm điểm, máy sẽ nhận diện tốt hơn.

5.3 Có thể mang bút chì và giấy riêng khi làm bài thi IETLS không?

Trả lời: Hoàn toàn không được. Vì lý do bảo mật của bài thi, dù là thi trên máy. Trung tâm sẽ cung cấp bút chì và giấy cho bạn trong phòng thi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Edusa có thể cung cấp cho bạn, mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình ôn luyện.

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Edusa qua fanpage: Anh ngữ Edusa hoặc gọi vào số hotline.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)