IC3 GS6 học những gì? Đây chắc chắn là chủ đề mà các bạn đang quan tâm nhiều nhất. Bạn vẫn chưa biết gì về IC3 GS6, vậy Edusa sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất tần tật các thông tin về IC3 GS6. 

1. IC3 GS6 là gì?

Ic3 gs6 học những gì

IC3 là từ viết tắt của The Internet and Computing Core Certification), GS6 chính là phiên bản của IC3. IC3 GS6 là một bài thi nhằm đánh giá khả năng và trình độ sử dụng máy tính, các ứng dụng phần mềm và được Tổ chức Khảo thí Tin học hàng đầu Thế giới Certiport (Hoa Kỳ) tổ chức thi và cấp bằng chứng chỉ.

Đây là chứng chỉ chứng nhận đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cơ bản và cần thiết trong môi trường học tập, làm việc và thậm chí là trong xã hội. Bài thi đã được tổ chức bằng 25 ngôn ngữ và đã được Việt hóa để có thể phù hợp với tiêu chuẩn của người Việt

Bằng IC3 GS6 đã được bộ công nghệ thông tin và truyền thông công nhận chứng chỉ có giá trị tương đương chứng chỉ Công Nghệ Thông Tin cơ bản trong thông tư 3/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Xem thêm: Chi tiết thông tin về GS6 IC3?

2. IC3 GS6 có thể làm được gì?

IC3 GS6 hiện nay đang là chứng chỉ tin học được các bạn học sinh, sinh viên và cả người đi làm ưa chuộng. Sau đây là một số lợi ích khi bạn sở hữu được chứng chỉ IC3 GS6:

2.1 Học sinh, sinh viên

  • Chứng nhận được kiến thức, kỹ năng tin học
  • Là điều kiện đầu ra để có thẻ xét tốt nghiệp tại các trường đại học
  • Có thể chuẩn bị được kiến thức cần thiết cho các cấp bậc

2.2 Người đi làm

  • Năng suất làm việc, khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến tin học được nâng cao
  • Chứng nhận được năng lực sử dụng máy tính trong thời đại công nghệ số
  • Tạo cơ hội trong thăng tiến trong công việc
  • Làm nổi bật hồ sơ với các nhà tuyển dụng

3. Các cấp bậc chứng chỉ của IC3 GS6

IC3 GS6 bao gồm ba cấp độ tương ứng với ba loại chứng chỉ có giá trị sử dụng riêng biệt và đặc biệt là có hiệu lực vĩnh viễn:

  • Chứng chỉ IC3 GS6 Level 1
  • Chứng chỉ IC3 GS6 Level 2
  • Chứng chỉ IC3 GS6 Level 3

Bên cạnh đó, khi bạn đạt được cả ba cấp độ của chứng nhận IC3 GS6 bạn sẽ được cấp thêm chứng chỉ IC3 Digital Literacy Master Certification.

4. Cấu trúc của một bài thi IC3 GS6

Ic3 gs6 học những gì

Một bài thi IC3 GS6 có cấu trúc bài thi gồm 3 phần: Máy tính căn bản (Computing Fundamentals), Các ứng dụng chính (Key Applications), Cuộc sống trực tuyến (Living Online)

Chi tiết các phần thi như sau:

4.1 Máy tính căn bản (Computing Fundamentals)

– Phần cứng 

  • Sự hiểu biết cơ bản, cần thiết về các loại máy tính khác nhau
  • Các thành phần chính của máy tính, chức năng của các thành phần chính đó. Các thiết bị ngoại vi của máy tính và các thiết bị nhập và xuất dữ liệu. Ví dụ như: máy in, USB, máy chiếu, máy scan,…
  • Bảo vệ máy tính tránh bị hư hỏng và biết cách để duy trì trạng thái hoạt động ổn định của máy tính.

– Phần mềm:

  • Thu thập các kiến thức về cách thức hoạt động của phần cứng và phần mềm sẽ tương tác với nhau như thế nào khi chúng làm việc. Các nguyên tắc của việc cập nhật, nâng cấp và phát triển phần mềm.
  • Hiểu biết về các loại phần mềm phổ biến khác nhau, cách thức cài đặt, nâng cấp hay giải quyết các lỗi thường gặp của phần mềm trên máy tính.

– Sử dụng các hệ điều hành:

  • Có các kiến thức cơ bản về thế nào là hệ điều hành, cách thức hoạt động, sử dụng và quản lý hệ điều hành như thế nào.
  • Hiểu biết về các loại hệ điều hành phổ biến và các tính năng của chúng
  • Biết cách quản lý tập tin và thư mục
  • Thực hiện được chức năng quản lý cấu hình thông dụng, sử dụng bảng điều khiển (Control Panel).

4.2 Các ứng dụng chính ( Key Application)

– Các chức năng chương trình chung

  • Các kiến thức cơ bản về những ứng dụng phổ biến, thông dụng cũng như cách thức sử dụng các ứng dụng đó để hoàn thành công việc của mình.
  • Biết cách thức khởi động, thoát khỏi một ứng dụng hay thay đổi giao diện của hệ điều hành.
  • Các chức năng thông dụng để quản lý các dữ liệu trong tập tin, cây thư mục, chỉnh sửa, định dạng và in ấn cũng như xuất bản các tài liệu

– Phần mềm Microsoft Word

  • Đây là phần cần tập trung vào các yếu tố để cấu thành một văn bản được tổ chức tốt, định dạng văn bản và có thể sử dụng các công cụ xử lý các văn bản để tự động hóa các quy trình về bảo mật, cộng tác.

– Phần mềm Microsoft Excel

  • Biết cách xây dựng và sử dụng một bảng tính Excel một cách có hiệu quả.
  • Biết cách để sắp xếp và thao tác trên dữ liệu bằng cách sử dụng các loại hàm, công thức và vẽ biểu đồ.

– Phần mềm Microsoft PowerPoint:PowerPoint

  • Nắm bắt được kiến thức về làm thế nào để thiết kế, quản lý và sửa đổi các bài thuyết trình một cách hiệu quả.

4.3 Cuộc sống trực tuyến (Living Online)

– Thư điện tử:

  • Nắm bắt được các kiến thức về những hình thức khác nhau của truyền thông điện tử và cách khai thác như thế nào để đạt được hiệu quả. Các kiến thức căn bản nhất về các nguyên tắc của truyền thông trực tuyến, các vấn đề xung quanh về truyền thông điện tử. Ví dụ như thư rác, lừa đảo trên mạng, virus,….

– Sử dụng Internet:

  • Sự hiểu biết về Internet, Websites và cách thức sử dụng trình duyệt Web (Browser).
  • Hiểu biết cách thức làm thế nào để có thể đánh giá chất lượng của thông tin tìm kiếm để có thể sử dụng tài nguyên Internet phù hợp với các nguyên tắc đạo đức.

– Tác động của kết nối máy tính, Internet với xã hội

  • Máy tính được con người sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người. Hiểu biết về những rủi ro của việc sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính.
  • Hiểu được các nguyên tắc đạo đức và sử dụng máy tính và Internet sao cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức đó.

>>> Tìm hiểu thêm về khóa học IC3 Spark tại Edusa tại đây <<<

5. IC3 GS6 học những gì? Nội dung thường gặp trong bài thi IC3 GS6

– Chủ đề 1: Công nghệ thông tin cơ bản

  • Level 1: Trình bày các khái niệm, định nghĩa phần mềm cơ bản
  • Level 2: Điều chỉnh môi trường kỹ thuật số
  • Level 3: Xác định, khắc phục các sự cố và sửa chữa các vấn đề kỹ thuật

– Chủ đề 2: Công dân kỷ nguyên số

  • Level 1: Quản lý, trau dồi và bảo vệ danh tính kỹ thuật số của bạn
  • Level 2: Sử dụng các tiêu chuẩn về nghi thức kỹ thuật số
  • Level 3: Trình bày các phương pháp tốt nhất cho công dân kỹ thuật số

– Chủ đề 3: Quản lý thông tin

  • Level 1: Áp dụng và tinh chỉnh các tiêu chí trong tìm kiếm trực tuyến
  • Level 2: Quản lý tìm kiếm, lưu trữ và truy xuất các dữ liệu trực tuyến
  • Level 3: Đánh giá, kiểm tra các nguồn thông tin kỹ thuật số từ các kết quả tìm kiếm

– Chủ đề 4: Sáng tạo nội dung

  • Level 1: Tạo mới nội dung kỹ thuật số cơ bản
  • Level 2: Áp dụng lại các tài nguyên kỹ thuật số và cần có trách nhiệm
  • Level 3: Tạo, tùy chỉnh và xuất bản, trình bày nội dung các phương tiện kỹ thuật số cho một đối tượng cụ thể.

– Chủ đề 5: Giao tiếp/ truyền thông

  • Level 1: Mô tả bản thân thông qua phương tiện kỹ thuật số 
  • Level 2: Tương tác với mọi người trên Internet thông qua môi trường kỹ thuật số
  • Level 3: Chỉnh sửa tin nhắn và phương tiện cho một số đối tượng cụ thể

– Chủ đề 6: Cộng tác

  • Level 1: Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật số cho quá trình cộng tác
  • Level 2: Sử dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số để cộng tác trong việc sáng tạo nội dung.
  • Level 3: Sử dụng các công cụ cộng tác để làm việc với người khác để có thể kiểm tra vấn đề và sự cố

– Chủ đề 7: An toàn và an ninh

  • Level 1: Nhận diện được các mối đe dọa và các biện pháp an ninh trong một môi trường kỹ thuật số
  • Level 2: Né tránh được các mối đe dọa về sức khỏe tâm lý trong khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số
  • Level 3: Quản lý, thiết lập bảo mật thiết bị

6. Khóa luyện thi IC3 GS6 tại Edusa uy tín và chất lượng

Các khóa học tại Edusa được thiết kế dựa trên nền tảng Video kèm các slide bài giảng lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập thực hành, video hướng dẫn sửa bài cụ thể nhằm mang lại chất lượng, giúp cho các học viên dễ dàng tiếp thu được kiến thức, thoải mái về không gian và thời gian.

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Edusa qua fanpage hoặc gọi vào số hotline.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)