Luyện thi IELTS 6.5 – IELTS 6.5 là một mức điểm mà rất nhiều người đặt làm mục tiêu, với IELTS 6.5 bạn sẽ có được nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa rộng lớn mở ra cho bạn. Nhưng bạn lại không biết phải học bắt đầu từ đâu? Nên xây dựng một lộ trình như thế nào cho hợp lý? Để tìm hiểu thêm về lộ trình IELTS 6.5 sẽ được xây dựng như thế nào? Nên ôn luyện như thế nào để đạt được chỉ tiêu mà mình mong muốn? Hãy cùng Edusa tìm hiểu thêm về lộ trình này nha.

1. Xác định trình độ tiếng Anh hiện tại của bản thân

LuyLuyện thi ielts 6.5

Trước khi bước vào lộ trình luyện thi IELTS 6.5, bạn nên kiểm tra xem trình độ của bạn thân đang ở mức độ nào, vì IELTS 6.5 là một mức điểm được xem là cao, vì vậy bạn phải chắc chắn rằng trình độ tiếng Anh của bạn phải nắm vững được những kiến thức cơ bản. Bạn có thể tham gia thi thử trực tiếp tại các trung tâm uy tín hoặc tham gia thi trực tuyến tại các trang web uy tín, phổ biến nếu bạn không thể sắp xếp được thời gian để đi thi trực tuyến. Bạn có thể tham khảo một số trang web sau để tham gia thi thử và đánh giá trình độ của bản thân:

2. Lộ trình ôn luyện thi IELTS 6.5 hiệu quả 

Để luyện thi IELTS 6.5 đạt hiệu quả nhất bạn nên chia các giai đoạn luyện thi:

2.1 Giai đoạn từ 0 đến 3.0

Ở giai đoạn này, lộ trình ôn luyện IELTS 6.5 đối với người mới bắt đầu, thì người học cần phải chú tâm vào bồi dưỡng những kiến thức cơ bản như từ vựng, ngữ pháp và tìm hiểu, làm quen với cấu trúc đề thi. Những cấu trúc ngữ pháp mà bạn cần chú tâm:

  • Các thì tiếng Anh cơ bản: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn.
  • Các từ loại
  • Thể bị động
  • Mệnh đề quan hệ

Tìm hiểu kỹ càng về cấu trúc của đề thi IELTS:

Luyện thi ielts 6.5

  • Reading: Phần IELTS Reading sẽ bao gồm 40 câu, thời gian làm bài là 60 phút. Tùy theo hình thức thi, thì chủ đề, nội dung đề sẽ khác nhau (Academic và General Training)
  • Listening: Phần thi này sẽ bao gồm 4 Phần (Parts) và 40 câu hỏi (10 câu cho mỗi phần), thời gian làm bài là 30 phút.

Phần 1: Là một cuộc hội thoại có chủ đề về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Phần 2: Là một cuộc độc thoại có chủ đề về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Phần 3: Là một cuộc hội thoại giữa 3-4 về các chủ đề học thuật, trong môi trường giáo dục.

Phần 4: Là một cuộc độc thoại về chủ đề học tập.

  • Speaking: Phần này sẽ bao gồm 3 phần, thời gian làm bài là 15 phút.

Phần 1: là phần trả lời các câu hỏi của giám khảo về giới thiệu bản thân, gia đình, sở thích hay thói quen hàng ngày.

Phần 2: Là phần trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội nào đó.

Phần 3: Là phần trả lời các câu hỏi bổ sung của giám khảo liên quan đến chủ đề ở Phần 2.

  • Writing: Phần thi này sẽ bao gồm 2 Tasks, thời gian làm bài sẽ là 60 phút.

Task 1: là phần mà thí sinh phải mô tả một biểu đồ, bảng biểu,…bằng lời văn của mình (Academic), còn với hình thức thi General Training thì sinh phải viết một lá thư trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích một vấn đề nào đó.

Task 2: Là phần mà phản hồi, trình bày quan điểm của mình về một vấn đề xã hội.

>>> Tìm hiểu thêm về các khóa học tại trung tâm Edusa tại đây

2.2 Giai đoạn 3.0 đến 5.0

Giai đoạn này, người học cần bắt đầu nâng cao các kiến thức, tăng dần độ khó của các kiến thức cần tiếp thu:

  1. Listening
  • Tập trung ôn luyện phần 1 và phần 2, vì hai phần này có chủ đề liên quan đến các thói quen, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, nên từ vựng sẽ rất dễ hiểu.
  • Tìm hiểu và làm quen với các dạng câu hỏi có trong phần Listening này, đặc biệt với dạng câu hỏi Completion (điền từ). Đây là dạng câu thường sẽ xuất hiện rất nhiều trong đề, nhiệm vụ của thí sinh là cần điền từ còn thiếu vào chỗ trống, hãy nhớ đọc kỹ đề vì sẽ có giới hạn số từ điền vào.
  1. Reading
  • Làm quen với các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong bài thi Reading như: Completion (điền từ), Matching (Nối), Short Answer (Câu trả lời ngắn gọn). 
  • Rèn luyện thêm kỹ năng Skimming và Scanning để có thể dễ dàng nắm bắt được các ý chính của một đoạn văn dài.
  1. Writing
  • Ở giai đoạn này, bạn nên tập trung ở Task 1, vì nhiệm vụ của phần này là mô tả những chi tiết, số liệu có trong biểu đồ, bảng biểu,…(Academic). Đối với hình thức thi General Training, thí sinh được yêu cầu phải viết một lá thư trình bày, giải thích các vấn đề được đặt ra.
  • Hình thức thi Học thuật (Academic): bạn cần phải luyện tập phân tích, trình bày giải thích các số liệu sao cho phù hợp, trau dồi thêm các từ vựng dùng để mô tả sự thay đổi. 
  • Hình thức thi Tổng quát (General Training): bạn cần phải tìm tham khảo các văn bản mẫu về thư từ để đọc, tìm hiểu kỹ càng về bố cục, cách trình bày, sử dụng từ sao cho trang trọng. 
  1. Speaking
  • Người học cần luyện tập để biết cách diễn đạt, trình bày sao cho mạch lạc, tránh lan man, lạc đề. Tập làm quen với các chủ đề quen thuộc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giai đoạn này, bạn không nên quá tập trung vào việc sử dụng từ sao cho hay, phức tạp, mà chỉ cần tập trung vào khoản phát âm, trình rõ ràng, hạn chế lặp từ quá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các liên từ để làm cho bài nói trở nên mạch lạc hơn.

2.3 Giai đoạn 5.0 đến 6.5

Đối với giai đoạn này, bạn phải bắt đầu làm quen dần với các dạng bài khó hơn, đẩy nhanh quá trình giải đề, tập trung cao độ và nỗ lực hơn nữa:

  1. Listening:
  • Đây cũng là giai đoạn cuối của lộ trình này, bạn cần phải tập trung hơn vì phần này có độ khó sẽ tăng dần. Bạn sẽ làm quen với những dạng câu hỏi khó hơn như: Multiple Choice, Pick from a list, Note Completion. 
  1. Reading
  • Dạng câu hỏi Yes/ No/ Not Given là dạng hỏi rất dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh, thời gian thì có hạn, mà câu hỏi thì quá khó để xác định thông tin, vì vậy bạn cần phải thành thạo hơn trong kỹ năng skimming và scanning để tìm các từ khóa.
  1. Writing:
  • Để có thể đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn, bạn cần phải nâng cao khả năng phân tích các bài bản đồ, sơ đồ quy trình, vì những dạng bài này sẽ đòi hỏi khả năng sử dụng các từ vựng cao hơn.
  • Bạn nên đọc thêm nhiều bài văn mẫu luận về các vấn đề xã hội, để có thể nâng cao khả năng viết bài của mình.
  1. Speaking
  • Trong giai đoạn này, bạn cần luyện tập thêm khả năng nói, trình bày của mình nhiều hơn để giúp hình thành phản xạ tự nhiên, đồng thời luyện tập nhiều hơn cách xây dựng ý tưởng để giúp bài nói của bạn có dung lượng dài hơn.
  • Bạn cũng nên tự thu âm giọng nói của bản thân, để tìm ra những lỗi sai trong phát âm và ngữ pháp, luyện tập để có thể nói một cách tự nhiên.
  • Củng cố sử dụng nhiều hơn nhiều collocations và idioms trong bài nói, để gây ấn tượng với ban giám khảo.

3. Lộ trình luyện thi IELTS 6.5 thường mất bao lâu?

Luyện thi ielts 6.5

Đối với lộ trình IELTS 6.5 này, tùy thuộc vào mỗi người thì sẽ có thời gian học khác nhau, nhưng đối với những bạn chưa có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và chưa tìm hiểu gì về IELTS, sẽ mất khoảng 1 năm, nhưng nếu bạn có cố gắng, nỗ lực, tập trung ôn luyện nhiều thì thời gian ôn luyện sẽ giảm.

Những câu hỏi thường gặp?

Câu 1: Khi đi thi IELTS có được ghi chú vào đề không?

Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể ghi chú vào đề và được khuyến khích ghi chú vào đề, giám khảo sẽ không thể thấy tờ giấy đề thi của bạn.

Câu 2: Nên sử dụng bút chì hay bút mực cho bài thi IETLS?

Trả lời: Bút chì được khuyến khích sử dụng cho bài thi IELTS, vì khi đưa bài thi vào hệ thống chấm điểm, máy sẽ nhận diện tốt hơn.

Câu 3: Có thể mang bút chì và giấy riêng khi làm bài thi IETLS không?

Trả lời: Hoàn toàn không được. Vì lý do bảo mật của bài thi, dù là thi trên máy. Trung tâm sẽ cung cấp bút chì và giấy cho bạn trong phòng thi.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin về việc luyện thi IELTS 6.5.

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Edusa qua fanpage: Anh ngữ Edusa hoặc gọi vào số hotline: 1900 29 29 72. Edusa xin chúc các bạn có một sức khỏe tốt và thành công cho kỳ thi IELTS sắp tới.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)