IC3 SPARK Lớp 5 Tập 1 – IC3 Spark là cụm từ viết tắt của Internet and Computing Core Certification Spark, là một chứng chỉ quốc tế nhằm kiểm tra và đánh giá về trình độ của những kỹ năng cơ bản, cần thiết và được công nhận trên toàn thế giới, đây còn là chứng chỉ vô thời hạn. Chứng chỉ IC3 Spark còn phản ánh rõ nhất về mức độ tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng của trẻ em tiểu học, để có thể chuẩn bị cho trẻ ở những cấp bậc học cao hơn. Sau đây, Edusa sẽ giúp các bạn hiểu về nội dung tổng quát của IC3 Spark dành cho lớp 5: Tìm hiểu sơ bộ về những điều căn bản của máy tính. 

1. IC3 SPARK Lớp 5 Tập 1 – Các thông tin cơ bản của máy tính

ic3 spark lớp 5 tập 1

– Máy tính bao gồm hai phần chính: Phần cứng (Hardware) và phần mềm (Software).

– Phần cứng là những thiết bị hữu hình nằm bên trong hoặc bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy được hoặc có thể cầm nắm được..

– Phần cứng sẽ có hai loại thiết bị:

+ Thiết bị bên ngoài như: Bàn phím, màn hình, máy tính, chuột, thùng máy CPU hoặc có thể thêm một số thiết bị bên ngoài như máy in, loa,…

+ Thiết bị bên trong như: Bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, RAM, ROM,…Ngoài ra, còn có một số Drive như: Bluray, CD-ROM, DVD, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm,..

– Phần mềm là một tập hợp các hướng dẫn hoặc các câu lệnh, giúp cho người dùng tương tác với máy tính và phần cứng. 

– Phần mềm sẽ có 3 loại phụ thuộc vào các mục đích sử dụng chúng:

+ Phần mềm ứng dụng

+ Phần mềm hệ thống

+ Phần mềm độc hại

2. Chi tiết về phần cứng của máy tính

ic3 spark lớp 5 tập 1

Phần cứng của máy tính sẽ có các thiết bị bên trong và bên ngoài, sau đây là các thông tin về phần cứng:

2.1 Về bộ nhớ sẽ được chia làm 2 loại:

  • ROM (Read Only Memory):

→ Để có thể phản ánh được chính xác nghĩa của ROM, thì ROM được gọi là bộ nhớ chỉ đọc. 

→ Bộ nhớ ROM đã chứa sẵn các chương trình từ trước để có thể khởi động máy tính.

→ Bộ nhớ ROM sẽ lưu trữ các dữ liệu kể cả khi máy tính bị tắt nguồn, bạn có thể dễ dàng thực hiện tiếp công việc của mình cho lần mở máy tính trong lần tiếp theo.

  • RAM (Random Access Memory):

→ Bộ nhớ RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có thể giúp xử lý các thông tin, chương trình, hệ điều hành,.. đang chạy trên máy tính.

→ Đây là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời, các dữ liệu đang chạy trên máy tính sẽ bị mất nếu bạn tắt nguồn máy tính.

→ Bộ nhớ RAM là một bộ phần quan trọng của máy máy tính, khởi động máy tính nhanh hay chậm là phụ thuộc vào dung lượng RAM. 

2.2  Về các thiết bị lưu trữ (Storage): Gồm 2 loại thiết bị lưu trữ: Thiết bị lưu trữ bên trong và bên ngoài.

  • Thiết bị lưu trữ bên trong:

–  Đĩa cứng truyền thông HDD (Hard Disks Driver):

→  Hay còn được gọi là ổ cứng chính là thiết bị lưu trữ trung tâm bên trong của máy tính, lưu trữ các dữ liệu và các chương trình. Dung lượng của đĩa cứng được tính với đơn vị Gigabyte( GB).

– Đĩa cứng SSD (Solid State Drives): Lưu trữ dữ liệu bằng các chip nhớ flash kết nối với nhau khi bị mất nguồn.

– Bộ nhớ lưu trữ flash (Flash Memory Storage):Là loại thiết bị được lắp đặt trực tiếp trên bo mạch chủ của hệ thống.

  • Thiết bị lưu trữ bên ngoài:

– Ổ đĩa ngoài (External Drives): Là thiết bị được kết nối với máy tính như một thiết bị ngoại vi, dùng để lưu trữ dữ liệu.

– Đĩa Flash (Flash Drives):

→ Thiết bị này còn được gọi là Jump Drives hoặc Thumb Drives

→ Là loại thiết bị lưu trữ di động thuận tiện với dung lượng lớn bằng cách sử dụng chip nhớ flash.

– Thẻ kỹ thuật số an toàn SD Card (Secure Digital Cards):

→ Hay còn được gọi là Memory Card, là một trong những loại thiết bị dùng để lưu trữ các loại tệp như ảnh, video và các loại tệp dữ liệu khác. 

→ Thường được lắp đặt cho các thiết bị số như: điện thoại, máy ảnh, camera,…

– Đĩa quang và ổ đĩa (Optical Discs and Drives):

→ Là loại phần cứng được thiết kế cho phép thiết bị đọc CD (Compact Discs) và đĩa đa năng DVD (Digital Versatile Discs), thậm chí là giúp máy tính tương tác với đĩa. Ổ đĩa quang sẽ dùng một tia laser quét lên để đọc và ghi dữ liệu được mã hóa trong một đĩa nhựa quay trên đĩa.

Ngoài ra, hiện nay mạng Internet ngày càng phát triển, chúng ta cũng có thể tiến hành thực hiện lưu trữ dữ liệu từ xa như:

→ Lưu trữ trên mạng (Network Storage)

→ Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

>>> Tìm hiểu thêm về khóa học IC3 Spark tại Edusa tại đây.<<<

3. Chi tiết về các phần mềm của máy tính

3.1 Phần mềm hệ thống 

– Là loại phần mềm được thiết kế để có thể vận hành, điều khiển các phần cứng và hệ điều hành. 

– Các phần mềm ứng dụng cũng sẽ được thiết kế, điều chỉnh sao cho thích hợp với các phần mềm ứng dụng cao nhất có thể.

– Phần mềm hệ thống còn được thiết kế để có thể làm nền tảng cho các phần mềm ứng dụng như:

  • Hệ điều hành (Operating System)
  • Trình điều khiển thiết bị (Driver)
  • Tiện ích (Utility)

3.2 Phần mềm ứng dụng

– Ngoài các phần mềm hệ thống, chúng ta còn có các phần mềm ứng dụng sẽ xuất hiện trên máy tính. Đây là loại phần mềm dùng hệ thống máy tính để vận hành một cách trực tiếp. Phần mềm ứng dụng thường được sử dụng để phục vụ cho các mục đích học tập, làm việc và giải trí.

– Phần mềm ứng dụng không phải là loại phần mềm được cài đặt và gắn liền trên hệ thống máy tính. Chúng là những nền tảng độc lập, hoạt động riêng biệt. Bạn có thể tải về sử dụng nếu như bạn có nhu cầu hoặc gỡ bỏ khỏi máy tính nếu bạn không cần nữa.

3.3 Phần mềm độc hại

– Đây là loại phần mềm có thể khiến cho máy tính bị hư hỏng, mất tài liệu. Phần mềm độc hại thường được các tội phạm công nghệ sử dụng.

4. Tại sao nên chọn học IC3 Spark tại Edusa?

Khi chọn học IC3 Spark tại Edusa, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về khóa học:

  • Các em học sinh sẽ được trang bị các kỹ năng làm đề, xử lý được các câu hỏi từ dễ đến khó có khả năng xuất hiện thường xuyên trong bài thi.
  • Số lượng học sinh trong một lớp được giới hạn để có thể đảm bảo chất lượng của khóa học
  • Giáo viên chuyên môn với bằng cấp uy tín, cách giảng bài dễ hiểu, truyền đạt được các kiến thức cho các em
  • Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi
  • Các tài liệu học tập, bài tập thực hành, đề thi thử sẽ sát với đề thi thật 99%

Các câu hỏi thường gặp

Câu 1: Nên học IC3 Spark ở đâu?

Trả lời: Trung tâm Edusa là một trong những trung tâm uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp cho các kiến thức, tài liệu như bài tập và đề thi thử được cập nhật thường xuyên sao cho sát với đề thi thật. Các khóa học của Edusa cam kết thi đậu ngay từ lần thi đầu tiên, hỗ trợ thi và học lại miễn phí 100%.

Câu 2: Những đối tượng nào nên học và thi IC3 Spark?

Trả lời: Các em học sinh tiểu học từ lớp 3 – lớp 5 nên học và thi chứng chỉ IC3 Spark.

Câu 3: Nên lựa chọn học IC3 Spark tại trung tâm hay học tại nhà?

Trả lời: Để có thể lựa chọn học tại nhà hay trung tâm sẽ phụ thuộc vào thời gian biểu và điều kiện của mỗi người. Đối với các bạn học viên không có thời gian đến lớp sẽ có thể chọn học tại nhà, nhưng để đảm bảo tốt nhất, các bạn nên đến lớp học để được giáo viên giám sát.

Edusa mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn vẫn còn đang phân vân giữa hai bài thi IELTS và TOEIC. Edusa xin chúc các bạn có một ngày vui vẻ. 

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Edusa qua fanpage:Tin học Edusa hoặc gọi vào số hotline.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)