Quản lý khách hàng bằng Excel là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay mà nhiều cá nhân hay doanh nghiệp vẫn đang áp dụng. Excel được đánh giá là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho người dùng tính toán, nhập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Cùng EDUSA tìm hiểu chi tiết hơn về file Excel quản lý cũng như ưu điểm và hạn chế của phần mềm này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao nhiều doanh nghiệp quản lý khách hàng bằng Excel?
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách quản lý khách hàng bằng Excel bởi ứng dụng này sở hữu một số ưu điểm nổi bật.
Điển hình như:
- Miễn phí sử dụng: Đầu tiên, phần mềm Excel cho phép bạn tính toán và thực hiện các thao tác lưu trữ hoàn toàn miễn phí. Người dùng chỉ cần tải ứng dụng về máy tính là có thể truy cập và sử dụng bất kỳ lúc nào.
- Giao diện quen thuộc, dễ dùng: File Excel quản lý khách hàng đơn giản thân thiện và vô cùng dễ sử dụng. Hầu hết các cá nhân đều có thể thành thạo thao tác khi dùng phần mềm này. Vì vậy, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo.
- Không giới hạn data lưu trữ: Excel có thể chứa một lượng thông tin khách hàng tương đối lớn. Phần mềm không có bất kỳ giới hạn nào về data lưu trữ. Vì thế phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.
Xem thêm: Các công thức Excel được sử dụng trong quản lý kho
2. Mẫu file Excel quản lý khách hàng đơn giản
EDUSA đã tổng hợp 4 mẫu file Excel quản lý khách hàng chuyên nghiệp:
- Quản lý theo dõi hoạt động bán hàng
- Quản lý khách hàng tiềm năng
- Mẫu quản lý thông tin khách hàng cho doanh nghiệp nhỏ
- Mẫu file Excel quản lý thông tin khách hàng
2.1 File Excel quản lý theo dõi hoạt động bán hàng
Những nội dung quan trọng cần có trong file quản lý theo dõi hoạt động bán hàng
- Cơ hội bán hàng theo giai đoạn
- Giá trị dự kiến của cơ hội theo giai đoạn
- Số lượng khách hàng
- Doanh số
Xem thêm: Cách sử dụng hàm Excel chia hết cực kỳ đơn giản
2.2 File Excel quản lý khách hàng tiềm năng
File Excel quản lý khách hàng tiềm năng có thể bao gồm các nội dung như:
- Tổng số lượng khách hàng tiềm năng
- Nguồn khách hàng tiềm năng
- Tình trạng theo dõi: Thành công, mở, thất bại
- Số cơ hội
- Tổng doanh thu tiềm năng, doanh thu tiềm năng theo giai đoạn
2.3 File Excel quản lý thông tin khách hàng cho doanh nghiệp nhỏ
Một số nội quan trọng trong file quản lý khách hàng bằng Excel:
- Thông tin chung: Ngày, tên khách hàng, nguồn, tên công ty
- Mục yêu cầu
- Số điện thoại công ty, điện thoại di động
- Email, vị trí chức vụ, lĩnh vực kinh doanh
- Địa chỉ công ty
- Ngày sinh nhật, giới tính
- Người giới thiệu
Xem thêm: Công thức tính số ngày trong Excel nhanh nhất
2.4 File Excel quản lý thông tin khách hàng đơn giản
Nội dung cần có trong file quản lý thông tin khách hàng:
- Tên khách hàng
- Tên công ty
- Chức vụ, vị trí cụ thể của khách hàng
- Số điện thoại, email liên hệ
- Giá trị khách hàng mang lại dự kiến
- Số lần liên hệ
- Kế hoạch hành động
- Tình trạng cơ hội
3. Hướng dẫn cách quản lý khách hàng bằng Excel đơn giản
Cách tạo file Excel quản lý khách hàng vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác theo các bước dưới đây là đã có ngay một file hoàn chỉnh và vô cùng chuyên nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thông tin khách hàng cần quản lý
Các thông tin liên quan đến khách hàng cần quản lý bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, email, lịch sử giao dịch…Thông tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp bạn quản lý dữ liệu một cách dễ dàng hơn.
Bước 2: Mở và tạo bảng tính trên Excel
Để tạo bảng tính mới trong file Excel, chọn vào Insert chọn vào Table. Tùy theo lượng thông tin khách hàng mà bạn phân bổ số hàng và số cột một cách thích hợp nhất.
Bước 3: Add nội dung thông tin khách hàng lên bảng tính
Thực hiện thêm các dữ liệu lên bảng tính. Đây là bước quan trọng khi bạn sử dụng file excel để quản lý khách hàng đơn giản và chuyên nghiệp nhất.
Bước 4: Nhập liệu data khách hàng
Sau khi đã tạo bảng tính trên Excel thành công, bạn nhập thông tin khách hàng vào từng cột và hàng tương ứng. Bạn có thể sử dụng cỡ chữ lớn hơn, màu sắc khác nhau trong ô để dễ dàng phân loại và quản lý các dữ liệu.
Bước 5: Sắp xếp dữ liệu
Để dễ đọc, doanh nghiệp cần sắp xếp dữ liệu một cách khoa học và theo một trình tự thống nhất. Khi đó, việc tìm kiếm các thông tin khi cần thiết cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bước 6: Lưu file Excel quản lý khách hàng đơn giản
Cuối cùng, khi quản lý khách hàng bằng phần mềm Excel, người dùng cần lưu file trước khi thoát. Đây là lưu ý quan trọng để hạn chế tình trạng mất đi những thông tin cơ bản của khách hàng,
Xem thêm: Cách dùng công thức Excel lọc dữ liệu đơn giản và dễ hiểu
4. Trung tâm dạy Excel uy tín – EDUSA
EDUSA là một trong những đơn vị luyện thi các chứng chỉ tin học chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Trở thành học viên của EDUSA bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy mọi kiến thức để có thể thi đậu chứng chỉ 100%.
Toàn bộ các giáo trình, video bài giảng đều được chọn lọc và biên soạn kỹ càng đảm bảo tính độc nhất và sát với đề thi thật. Hơn hết, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác như thi thật để giúp bạn làm quen với cấu trúc đề và áp lực về thời gian. Từ đó, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi thi chính thức.
Một số ưu điểm của trung tâm EDUSA:
- Cam kết giúp các học viên đạt chứng chỉ ngay từ lần thi đầu tiên.
- Các bài giảng được đội ngũ giảng viên hệ thống lại kiến thức chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với các trình độ.
- Học bất cứ thời gian nào rảnh, tổng thời lượng học kéo dài trong 1-2 giờ
- Lộ trình học Excel cụ thể, chi tiết giúp học viên nắm vững kiến thức sau mỗi buổi học.
- Cam kết học và thi lại miễn phí 100% nếu học viên thi không đạt chứng chỉ.
- Hỗ trợ đăng ký thi, nhận chứng chỉ và giao chứng chỉ đến tận nhà học viên.
- Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, nhiệt tình.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Chứng chỉ tin học có giá trị trong bao lâu?
Chứng chỉ tin học có giá trị vĩnh viễn và không bị hết hạn.
5.2 Tôi có thể đăng ký thi Excel ở đâu?
Bạn có thể đăng ký thi Excel tại các trung tâm đào tạo hoặc các trường đại học, cao đẳng có chương trình đào tạo chứng chỉ này. Hoặc bạn có thể đăng ký tại trung tâm EDUSA để có được chứng chỉ với kết quả tốt nhất nhé.
5.3 Tôi có thể thi lại nếu không đạt được chứng chỉ tin học Excel?
Có, bạn có thể thi lại nếu không đạt được chứng chỉ tin học Excel. Khi bạn học tại EDUSA thi sẽ được cung cấp các buổi học và thi lại “miễn phí” nếu bạn thi không đạt.
6. Lời kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách lập Excel quản lý để phục vụ cho công việc của mình. Nếu bạn có thắc mắc gì thì bạn có thể liên hệ với EDUSA để được tư vấn thêm nhé.
Để lại thông tin cần tư vấn