Bằng tin học cơ bản hay còn gọi là chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, hiện nay đang là chứng chỉ đang là chứng chỉ chứng thực được khả năng sử công nghệ thông tin cũng như sử dụng các phần mềm của máy tính một cách cơ bản. Với chứng chỉ này, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hoàn thành được thủ tục tốt nghiệp, dễ xin việc và có được nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Vậy bài viết dưới đây của Edusa sẽ giúp các bạn tìm hiểu thềm về chứng chỉ này, hãy cùng Edusa theo dõi nhé.

1. Bằng tin học cơ bản – chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản là gì?

bằng tin học cơ bản
Chứng chỉ CNTT cơ bản

Đây là bằng cấp, chứng chỉ có thể giúp các bạn chứng nhận được các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong sử dụng công nghệ thông tin đúng với các tiêu chuẩn của Bộ thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Các nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển chọn nếu các bạn sở hữu cho mình một tấm bằng tin học cơ bản này.

Ngoài chứng chỉ CNTT cơ bản, chúng ta còn có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin bằng cách học và thi chứng chỉ CNTT nâng cao.

Bằng tin học cơ bản là loại bằng cấp có giá trị tương đương với chứng chỉ A trước đây, nhưng chắc chắn một điều rằng loại bằng mới này sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên sâu hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở thời đại công nghệ 4.0 này. Vì vậy, người dùng cần phải nắm rõ cụ thể nền tảng kiến thức cơ bản về CNTT, cần trau dồi các kiến thức về các thao tác cơ bản trên máy tính, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và biết cách truy cập Internet một cách an toàn.

>>>> Xem thêm: Khóa học chứng chỉ ứng đụng CNTT cơ bản tại đây.

2. Bằng tin học cơ bản có lợi ích gì?

Với lượng kiến thức sâu rộng hơn về các thao tác cơ bản trên máy tính và các kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng, chắc chắn bằng tin học cơ bản sẽ có giá trị hơn nhiều so với chứng chỉ A trước đây. 

Các bạn học sinh, sinh viên và người đi làm sẽ rất cần loại bằng tin học này cho vịệc hoàn thành các thủ tục tốt nghiệp, cơ hội để xét tuyển tại các trường đại học và cơ hội việc làm, cũng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân.

Họ viên phải đạt và hoàn thành xong các Module:

Module 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản.

– Các kiến thức cơ bản về máy tính và mạng Internet

– Các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông

– An toàn lao động – bảo vệ môi trường trong ứng dụng CNTT

– Các kiến thức về an toàn thông tin khi làm việc trên máy tính

– Các vấn đề khác liên quan đến pháp lý trong ứng dụng CNTT

Module 2: Sử dụng máy tính cơ bản

– Các kiến thức cơ bản để làm quen với làm việc trên máy tính

– Làm việc với hệ điều hành

– Quản lý cây thư mục và tệp

– Các phần mềm tiện ích

– Sử dụng tiếng Việt

– Sử dụng máy in

Module 3: Xử lý văn bản cơ bản

– Các kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản

– Sử dụng phần mềm xử lý văn bản cụ thể

– Định dạng văn bản

– Nhúng các đối tượng khác nhau vào văn bản

– Kết hợp xuất và phân phối văn bản

– Soạn thông điệp và văn bản hành chính

Module 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

– Các kiến thức cơ bản về bảng tính

– Sử dụng phần mềm bảng tính

– Thao tác đối với ô tính

– Thao tác trên trang tính

– Các biểu thức và hàm

– Cách định dạng một ô và một dãy ô

– Tạo, thiết kế biểu đồ

– Kết hợp xuất và phân phối trang, bảng tính

Module 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

– Các kiến thức cơ bản về bài thuyết trình và các trình chiếu

– Sử dụng phần mềm trình chiếu

– Xây dựng nội dung của bài thuyết trình

– Xuất biểu đồ hoặc sơ đồ vào trang của bài thuyết trình

– Xuất các đối tượng đồ họa vào trang của bài thuyết trình

– Chuẩn bị, trình chiếu và in bài thuyết trình

Module 6: Sử dụng internet cơ bản

– Các kiến thức cơ bản về Internet

– Cách thức sử dụng trình duyệt web

– Sử dụng web

– Cách sử dụng thư điện tử

– Các dạng truyền thông thông số ứng dụng

Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của chứng chỉ tin học cơ bản đối với tất cả mọi người, nó là thước đo về kiến thức về sự thành công, thăng tiến của một người.

3.  Cấu trúc của bài thi công nghệ thông tin cơ bản.

Luyện thi cấp tốc tin học tại EDUSA

 

Bài thi của bằng công nghệ thông tin cơ bản sẽ bao gồm 2 phần chính là phần thi trắc nghiệm và phần thi thực hành:

– Đối với phần thi trắc nghiệm: Bài thi này sẽ bao gồm 30 câu hỏi trích ra từ các ngân hàng đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ diễn ra trong thời gian 30 phút. Bài thi sẽ được tự động chấm bài ngay lập tức sau khi thí sinh hoàn thành bài thi.

– Đối với phần thi thực hành: Thí sinh phải thực hiện các thao tác trên đề thi để có thể hoàn thành đề thi do trung tâm tổ chức thi đã xây dựng và được kiểm duyệt kỹ càng và sẽ diễn ra trong vòng 120 phút.

4. Một số câu hỏi thường gặp.

4.1  Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký thi công nghệ thông tin cơ bản như thế nào?

Inbox tại đây của EDUSA để được hỗ trợ nhanh nhất và thủ tục đơn giản, tiện lợi.

Lưu ý:

Thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

4.2 Sau khi thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản xong thì khi nào sẽ có điểm? 

Thông thường thì tầm 10-15 ngày sau ngày thi sẽ có điểm. Và 30-45 ngày kể từ ngày có kết quả thi sẽ có chứng chỉ. 

4.3 Thi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản có khó không?

Để dễ dàng đạt được bằng công nghệ thông tin thì các bạn thí sinh cần có phương pháp ôn tập nghiêm túc. Bạn chỉ cần đăng kí khóa học tại EDUSA để luyện thi hiệu quả nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, thi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoàn toàn không khó như các bạn nghĩ.

Trên đây, là những thông tin hữu ích về bằng tin học cơ bản. Edusa xin chúc các bạn có một ngày vui vẻ và thành công trong cuộc sống

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Edusa qua fanpage: Tin học Edusa hoặc gọi vào số hotline.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)