Mẹo thi TOEIC B2 là chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm hiện nay. Cùng Edusa đi tìm hiểu xem TOEIC B2 là gì? và chiến chiến lược để chinh phục nó nhé!

Mẹo thi TOEIC B2
Mẹo thi TOEIC B2

Nội dung bài viết

1. Bằng tiếng anh B2 tương đương Toeic bao nhiêu?

Chứng chỉ tiếng anh B2 tương đương Toeic bao nhiêu? Đây cũng là một trong số những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Cụ thể, bạn theo dõi bảng tham khảo dưới đây:

Khung tham chiếu Châu Âu                Điểm TOEIC
A1
A2               150 – 250 
B1               255 – 450
B2               455 – 750
C1               755 -850
C2               855 – 990

Như vậy, trình độ tiếng anh B2 tương đương với mức điểm Toeic từ 455-750 điểm

2. Chiến lược chinh phục TOEIC B2

Mẹo thi TOEIC B2
Mẹo thi TOEIC B2

Lộ trình luyện thi TOEIC mục tiêu 455-750 là sự tổng hợp của những điều bạn đã trải nghiệm, đã nghiên cứu và những chủ đề thường xuất hiện trong bài thi TOEIC. Lộ trình này được chia thành hai kỹ năng: đọc và nghe.

Kỹ năng đọc:

  • Hiểu rõ cấu trúc và yêu cầu đề bài của từng phần trong bài thi đọc. Đặt trọng tâm ôn luyện vào phần 5,6 và những văn bản đơn của phần 7.
  • Ôn tập các quy tắc về điểm ngữ pháp đơn giản như từ loại, thì động từ, giới từ cho đến các chủ điểm khó và phức tạp hơn như cấu trúc câu, mệnh đề quan hệ, liên từ,…
  • Bổ sung vốn từ ở trình độ trung cấp, nắm được ý nghĩa theo ngữ cảnh và làm quen với một số nghĩa không thông dụng.
  • Luyện tập kết nối thông tin trong đoạn văn, đọc hiểu và suy luận.
  • Luyện tập xác định thông tin trong đoạn văn khi chúng được diễn giải bằng cách khác (paraphrase).
  • Luyện tập giải đề.

Kỹ năng nghe

  • Có thể suy ra ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các cuộc trao đổi ngắn bằng nhiều từ vựng, ngay cả khi các câu trả lời hội thoại là gián tiếp hoặc không dễ dự đoán. 
  • Có thể suy ra ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các bài nói mở rộng thông qua một loạt các từ vựng. Có thể làm điều này ngay cả khi thông tin không được hỗ trợ bởi sự lặp lại hoặc khi thông tin được diễn giải (paraphrased) và khi cần kết nối thông tin trên toàn bài nói.
  • Có thể hiểu chi tiết trong các cuộc trao đổi ngắn, ngay cả khi có cấu trúc phủ định, khi ngôn ngữ phức tạp về mặt cú pháp hoặc khi sử dụng từ vựng khó. 
  • Có thể hiểu chi tiết trong các bài nói mở rộng, ngay cả khi cần kết nối thông tin trên toàn bài nói và khi thông tin này không được hỗ trợ bởi sự lặp lại. Có thể hiểu chi tiết khi thông tin được diễn giải (paraphrased) hoặc khi có cấu trúc phủ định.

3. Lộ trình luyện thi

Mẹo thi TOEIC B2
Mẹo thi TOEIC B2

Tài liệu luyện thi

Các tài liệu bạn sử dụng để chuẩn bị cho kỳ thi rất quan trọng vì chúng giúp bạn đạt điểm cao. Để đạt được 455 -750 điểm trong một bài kiểm tra, bạn cần tìm các tài liệu cung cấp thông tin về bài kiểm tra, các bài tập thực hành để giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình và các câu hỏi kiểm tra thực tế để giúp bạn làm quen với toàn bộ bài kiểm tra.

Một số tài liệu tham khảo phù hợp với đối tượng thí sinh cần đạt 455- 750 điểm:

  1. TOEIC preparation LC (volume 2)
  2. TOEIC Upgrade
  3. Hackers Listening
  4. Hackers Reading

Một số tài liệu chuyên đề, cung cấp các bài test đầy đủ với mức độ sát đề thi thật:

  1. ETS TOEIC 2019, 2020, 2021, 2022
  2. Hackers Listening 2
  3. Hacker Reading 2

Các web từ điển Anh-Anh giúp tra cứu và học phát âm:

  1. Cambridge dictionary: https://dictionary.cambridge.org/vi/
  2. Oxford Learner’s dictionary: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/

4. Yêu cầu luyện thi

Mẹo thi TOEIC B2
Mẹo thi TOEIC B2

Bạn cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để ôn tập và luyện tập trong vòng 1 tháng để việc học đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể chia thời gian học thành 2 buổi mỗi ngày, mỗi buổi nên kéo dài khoảng 1 tiếng.

Buổi sáng thường yên tĩnh để bạn có thể tập trung học bài. Buổi tối có thể đông đúc và ồn ào, vì vậy bạn nên chọn một nơi yên tĩnh để tránh bị phân tâm.

5. Kế hoạch ôn luyện mỗi ngày để đạt 455-750 điểm

Mẹo thi TOEIC B2
Mẹo thi TOEIC B2

Dưới đây là lộ trình ôn luyện chi tiết dành cho người học có nhu cầu đạt từ 455- 750 điểm. Các phần nghe và đọc sẽ được sắp xếp xen kẽ mỗi ngày và theo trình tự từ kiến thức nền tảng đến bài tập vận dụng, và cuối cùng là giai đoạn giải đề thi. 

Ngày 1: Listening – Part 1

  • Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 1.
  • Tham khảo các nguồn tài liệu để tìm hiểu về các dạng tranh (tranh với người làm trọng tâm và tranh với vật/cảnh vật làm trọng tâm)
  • Phân tích cấu trúc ngữ pháp sử dụng để miêu tả tranh.
  • Bổ sung từ vựng phổ biến sử dụng để miêu tả tranh.
  • Luyện tập với bài tập trích từ đề thi thực tế. Giải đề 1 sách ETS 2020.

Ngày 2: Reading – Part 5 + 6

  • Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 5+6.
  • Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về từ loại, bao gồm: Danh từ, Đại từ, Động từ, Tính từ và Trạng từ. Người học cần nắm được các đặc điểm về vị trí, chức năng và cách nhận biết các từ loại.
  • Nhận biết được dạng câu hỏi về Từ loại và cách tiếp cận.
  • Làm các bài tập liên quan về từ loại ở phần 5 và 6.

Ngày 3: Listening – Part 2

  • Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 2.
  • Tìm hiểu về câu hỏi thông tin (who/whom/whose, what/which, when/where, why, how). Người học cần phân biệt được các câu hỏi thông tin và biết được một số cách trả lời phù hợp với từng loại câu hỏi.
  • Làm các bài tập vận dụng.

Ngày 4: Reading – Part 5+6

  • Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về dạng động từ, bao gồm: Động từ nguyên thể (To infinitive), Danh động từ (Gerund) và Phân từ (Participle). Người học cần nắm được các đặc điểm về vị trí và chức năng của từng dạng động từ
  • Nhận biết dạng câu hỏi về dạng động từ và cách tiếp cận
  • Làm các bài tập liên quan về dạng động từ ở phần 5 và 6.

Ngày 5: Listening – Part 2

  • Tìm hiểu về các dạng câu hỏi khác
  • Câu hỏi YES/NO
  • Câu hỏi đuôi
  • Câu hỏi lựa chọn “or”
  • Các dạng câu đặc biệt (mời mọc, đề xuất ý kiến, yêu cầu, đề nghị, hỏi về trải nghiệm)
  • Phát biểu khẳng định
  • Người học cần phân biệt được các dạng câu hỏi và biết được cách trả lời với từng dạng.
  • Vận dụng kiến thức vào làm bài tập liên quan đến phần 2.

Ngày 6: Reading – Part 5+6

  • Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về thì động từ, tập trung vào các thì thường hay xuất hiện trong đề thi, bao gồm: 
  1. Các thì hiện tại: đơn – tiếp diễn – hoàn thành 
  2. Các thì quá khứ: đơn – tiếp diễn – hoàn thành 
  3. Các thì tương lai: đơn – tiếp diễn – hoàn thành, thì tương lai với “will” và “be going to”.
  4. Người học cần nắm được các dấu hiệu nhận biết, đặc điểm về cách sử dụng, cấu trúc của các thì ở hiện tại và quá khứ. Kiến thức ngữ pháp về thể câu bị động, các cách diễn đạt dưới dạng bị động thường gặp trong bài thi.
  5. Nắm được các quy tắc về sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ trong câu.
  6. Nhận biết dạng câu hỏi ngữ pháp về Thì và cách tiếp cận.
  7. Làm bài tập vận dụng liên quan về Thì ở phần 5 và 6.

Ngày 7: Listening – Part 2

  • Hệ thống lại kiến thức liên quan Part 2.
  • Làm quen với đề thi thật bằng cách giải 25 câu part 2 từ sách ETS. Giải đề 1 sách ETS 2020.
  • Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.

Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.

Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.

Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.

Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.

Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.

Ngày 8: Reading – Part 5+6

  • Kiến thức ngữ pháp về giới từ (bao gồm các giới từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, giới từ chỉ mục đích) và kiến thức ngữ pháp về liên từ. Người học cần nắm được định nghĩa và các đặc điểm ngữ pháp về vị trí và cách sử dụng của giới từ và liên từ.
  • Phân biệt giới từ và liên từ trong bài thi.
  • Làm bài tập vận dụng phần 5 và 6.

Ngày 9: Listening – Part 1+2

  • Hệ thống lại kiến thức liên quan part 1+2.
  • Làm quen với đề thi thật. Giải đề 2 sách ETS 2020.
  • Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.

Ngày 10: Reading – Part 5+6

  • Kiến thức ngữ pháp về mệnh đề quan hệ. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng của mệnh đề quan hệ với các đại từ quan hệ (who, which, that, whom, whose) và trạng từ quan hệ (where, when).
  • Kiến thức ngữ pháp về các dạng thức so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng câu so sánh.
  • Kiến thức ngữ pháp về câu điều kiện loại 1, 2 và 3. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện.
  • Làm bài tập vận dụng phần 5 và 6.

Ngày 11: Listening – Part 3

  • Tìm hiểu về về cấu trúc đề thi phần 3.
  • Tìm hiểu về các dạng câu hỏi, bao gồm: câu hỏi thông tin chung, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi về hành động tiếp theo, câu hỏi ngụ ý, câu hỏi ý kiến người thứ ba, và câu hỏi liên quan bảng biểu/ sơ đồ. Người học cần làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến và cách xử lý đối với từng dạng câu hỏi.
  • Phân tích các tình huống hội thoại và từ vựng theo chủ đề: hoạt động kinh doanh; vấn đề nhân sự; cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng.
  • Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 3.

Ngày 12: Reading – Part 5+6

  • Ứng dụng kiến thức để làm bài thi thực tế. Giải đề 1+2 sách ETS 2020.
  • Luyện tập phân tích câu hỏi, các lựa chọn và nhận biết bẫy để tìm ra câu trả lời đúng
  • Bổ sung vốn từ thuộc các chủ đề.

Ngày 13: Listening – Part 3

  • Phân tích các tình huống hội thoại và từ vựng theo chủ đề: quảng cáo thương mại; sự kiện thương mại; các chuyến đi công tác, du lịch; tình huống tại các địa điểm công cộng.Làm quen và học những từ vựng phổ biến theo chủ đề kể trên.
  • Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 3.

Ngày 14: Reading – Part 7

  • Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 7.
  • Tìm hiểu về các dạng câu hỏi xuất hiện trong bài đọc phần 7, bao gồm câu hỏi thông tin chung, thông tin chi tiết, câu hỏi ngụ ý, câu hỏi về từ đồng nghĩa, và điền câu vào chỗ trống và cách tiếp cận đối với từng dạng câu hỏi.
  • Nắm được đặc điểm dạng văn bản email và thư từ trong phần 7. Luyện tập đọc hiểu các dạng dạng văn bản này và trả lời câu hỏi có liên quan.
  • Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.
  • Làm bài tập vận dụng phần 7.

Ngày 15: Listening – Part 3

  • Hệ thống kiến thức liên quan đến part 3.
  • Làm quen với đề thi thật. Giải đề 1 sách ETS 2020.
  • Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.

Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.

Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.

Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.

Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.

Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.

Ngày 16: Reading – Part 7

Dạng văn bản tin nhắn và chuỗi tin nhắn.

  • Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
  • Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
  • Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.

Ngày 17: Listening – Part 4

  • Tìm hiểu về về cấu trúc đề thi phần 4.
  • Tìm hiểu về các dạng câu hỏi, bao gồm: câu hỏi thông tin chung, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi về hành động tiếp theo, câu hỏi ngụ ý, và câu hỏi liên quan bảng biểu/ sơ đồ. Người học cần làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến và cách xử lý đối với từng dạng câu hỏi.
  • Phân tích các dạng bài nói và bổ sung từ vựng theo dạng bài (tin nhắn ghi âm, thông báo công khai).
  • Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 4.

Ngày 18: Reading – Part 7

Dạng văn bản quảng cáo và bài báo.

  • Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
  • Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
  • Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.

Ngày 19: Listening – Part 4

  • Phân tích các dạng bài nói và bổ sung từ vựng theo dạng bài (Bài phát thanh, cuộc họp kinh doanh, diễn thuyết và thuyết trình).
  • Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 4.

Ngày 20: Reading – Part 7

Dạng văn bản thông báo (notice) và các dạng bài đọc khác (non-prose reading, ví dụ lịch trình, vé, hoá đơn, …)

  • Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
  • Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
  • Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.

Ngày 21: Listening – Part 4

  • Tăng cường luyện tập với đề thi thật. Giải đề 1 sách ETS 2020.
  • Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.

Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.

Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.

Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.

Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.

Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.

Ngày 22: Reading – Part 7

  • Hệ thống các kiến thức về dạng văn bản và dạng câu hỏi ở phần 7.
  • Làm bài tập vận dụng phần 7, luyện tập việc phân tích đoạn văn bản, phân tích các lựa chọn và nhận biết bẫy để đưa ra câu trả lời. Giải đề 1 sách ETS 2020.
  • Bổ sung từ vựng theo chủ đề.

Ngày 23: Listening – Part 3+4

  • Tăng cường luyện tập với đề thi thật. Giải đề 2 sách ETS 2020.
  • Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.

Ngày 24: Reading – Part 7

  • Tương tự ngày 22 nhưng giải đề 2 sách ETS 2020.

Vào tuần cuối của lộ trình luyện thi, người học bắt đầu làm quen với việc giải một phần thi hoàn chỉnh. Đối với phần nghe, người học nên sử dụng loa ngoài và ghi nhận kết quả ở lần nghe đầu tiên. Đối với phần đọc, người học cần tuân thủ thời gian làm bài 75 phút như đối với bài thi thật. Sau khi giải đề, người học cần sửa đề thật kĩ, ghi chú những câu sai để xác định dạng câu cần cải thiện, và bổ sung thêm từ vựng mới. Mục tiêu lúc này của người học là làm đúng khoảng ¾ số câu hỏi của các phần.

Ngày 25: Listening – Part 1+2+3+4

  • Giải đề 3 sách ETS 2020.

Ngày 26: Reading – Part 5+6+7

  • Giải đề 3 sách ETS 2020.

Ngày 27: Listening – Part 1+2+3+4

  • Giải đề 4 sách ETS 2020.

Ngày 28: Reading – Part 5+6+7

  • Giải đề 4 sách ETS 2020.

Ngày 29: Listening – Part 1+2+3+4

  • Giải đề 5 sách ETS 2020.

Ngày 30: Reading – Part 5+6+7

  • Giải đề 5 sách ETS 2020.

Ngày 31: ĐỀ THI HOÀN CHỈNH

  • Làm 1 đề thi hoàn chỉnh để đánh giá toàn bộ quá trình luyện thi. 
  • Giải đề 6 sách ETS 2020.
  • Ôn tập lại các kiến thức, nghỉ ngơi và chuẩn bị tốt sức khoẻ cho ngày thi.

>>>>> Tham khảo thêm: Khóa luyện thi TOEIC toàn diện cùng Edusa

6. Học TOEIC cùng anh ngữ Edusa

Trung tâm Anh ngữ Edusa là một điểm đến hàng đầu cho những người muốn nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh. Với sứ mệnh mang đến chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học tập tốt nhất, Edusa đã xây dựng một môi trường học tập độc đáo và đa dạng, giúp học viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện.

Một trong những ưu điểm nổi bật của Trung tâm Anh ngữ Edusa là chương trình học linh hoạt và phong phú. Chúng tôi hiểu rằng mỗi học viên có trình độ và mục tiêu học tập riêng, vì vậy chúng tôi cung cấp một loạt các khóa học tuỳ chỉnh để đáp ứng nhu cầu đa dạng này. Dù bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh hay đã có trình độ cao, Edusa sẽ có chương trình học phù hợp với bạn. Từ khóa học cơ bản đến nâng cao, từ luyện thi các kỳ thi quốc tế như IELTS, TOEFL đến các khóa học chuyên sâu như giao tiếp kinh doanh, tiếng Anh chuyên ngành và nhiều lĩnh vực khác, tất cả đều được thiết kế kỹ lưỡng và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng của từng học viên.

Đội ngũ giảng viên tại Edusa cũng là một ưu điểm vượt trội. Tất cả các giáo viên đều là những chuyên gia Anh ngữ có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy. Họ sẽ không chỉ truyền đạt kiến thức một cách chuyên nghiệp mà còn đồng hành và hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học tập. Với phong cách giảng dạy tương tác và sáng tạo, giáo viên tại Edusa sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc về tiếng Anh và phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự tin.

Ngoài ra, Edusa cung cấp môi trường học tập đa văn hóa và tạo điều kiện cho học viên trải nghiệm văn hóa đa dạng. Với việc tiếp xúc với các học viên đến từ khắp nơi trên thế giới, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp quốc tế và mở rộng tầm nhìn văn hóa.

Đến với Trung tâm Anh ngữ Edusa, bạn sẽ được tận hưởng sự linh hoạt trong học tập và tạo dựng một nền tảng tiếng Anh vững chắc. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên con đường học tập tiếng Anh, giúp bạn đạt được mục tiêu và thành công trong sự sử dụng tiếng Anh.

7. Câu hỏi thường gặp

  1. TOEIC B2 là gì và tại sao nó quan trọng?
    • TOEIC B2 là một cấp độ TOEIC cao hơn, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường công việc và giao tiếp chuyên nghiệp.
    • Đạt điểm TOEIC B2 chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt và tự tin trong nhiều tình huống công việc.
  2. Có những phương pháp nào giúp luyện thi TOEIC B2 hiệu quả?
    • Tập trung vào việc nắm vững ngữ pháp và từ vựng cần thiết ở cấp độ B2.
    • Luyện nghe và đọc hiểu các đoạn hội thoại và văn bản phức tạp hơn để làm quen với đề thi TOEIC B2.
  3. Làm sao để ghi nhớ các mẹo thi TOEIC B2 một cách dễ dàng?
    • Tạo danh sách các mẹo, quy tắc, và cấu trúc ngữ pháp cần nhớ, sau đó xem xét việc tạo ra các từ khóa hoặc câu chuyện ngắn để ghi nhớ chúng.
    • Luyện tập thường xuyên và áp dụng những mẹo vào việc làm bài tập và đề thi để tăng khả năng nhớ và ứng dụng.
  4. Có những tài liệu nào hữu ích để luyện thi TOEIC B2?
    • Sử dụng sách giáo trình và tài liệu luyện thi TOEIC B2 được thiết kế đặc biệt để rèn kỹ năng và đạt kết quả tốt.
    • Tìm kiếm các nguồn tài liệu trực tuyến, bao gồm sách giáo trình, bài viết, bài học trực tuyến và đề thi mô phỏng, để tăng cường luyện tập và kiến thức.

8. KẾT LUẬN

Bài viết giải thích cách đạt điểm từ 455- 750 trong kỳ thi sắp tới bằng cách luyện tập các chủ đề chính và bổ sung kiến ​​thức mới. Nếu bạn đã ở mức 600 điểm trở lên, bạn cần tập trung vào thực hành các chủ đề kiến ​​thức cụ thể và mở rộng kiến ​​thức của bạn ở các lĩnh vực khác. Dạng câu hỏi nâng cao có thể dùng để tham khảo, nhưng quan trọng nhất là phải có kế hoạch chắc chắn và không ngừng luyện tập mỗi ngày.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)