Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc về kỳ thi Toeic đặc biệt là việc tìm kiếm kiến thức ngữ pháp tiếng anh tiểu học, vì kiến thức này có thể hỗ trợ bạn 1 phần trong kỳ thi TOEIC, bởi đa số những người học thường chọn chưa có nền tảng ngữ pháp vững chắc phục vụ cho kỳ thi TOEIC của họ. Tuy nhiên vẫn việc tìm kiếm kiến thức ngữ pháp tiếng anh tiểu học sẽ dễ dàng hơn qua bài viết của Trung tâm Edusa phía dưới.

Tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng anh tiểu học từ A đến Z
Tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng anh tiểu học từ A đến Z

1. Danh từ (Noun)

1.1. Định nghĩa

Danh từ trong tiếng Anh dùng để chỉ sự vật, sự vật đó có thể là người, con vật, đồ vật, hiện tượng, địa điểm hay khái niệm. Danh từ được xem là một trong những từ loại quan trọng nhất trong tiếng Anh, nên các con cần tích lũy càng nhiều từ vựng về danh từ càng tốt. 

Ví dụ về danh từ trong tiếng Anh:

– Các danh từ chỉ người: he (anh ấy), doctor (bác sỹ), the men (đàn ông),…

– Danh từ chỉ con vật: dog (con chó), cat (con mèo), pet (thú cưng)…

– Danh từ chỉ vật: money (tiền), table (cái bàn), computer (máy tính),…

– Danh từ chỉ hiện tượng: storm (cơn bão), earthquake (động đất),…

– Danh từ chỉ địa điểm: school (trường học), office (văn phòng),…

– Danh từ chỉ khái niệm: culture (văn hóa), presentation (thuyết trình), experience (kinh nghiệm)…

1.2. Chức năng của danh từ

– Danh từ làm chủ ngữ trong câu

Khi làm chủ ngữ, danh từ thường đứng ở đầu câu và đứng trước động từ trong câu. 

VD: English is my favorite subject. (Tiếng Anh là môn học yêu thích của tôi) 

-> “English” là danh từ và làm chủ ngữ. 

– Danh từ làm tân ngữ gián tiếp/trực tiếp của động từ

Khi đóng vai trò tân ngữ của động từ, danh từ sẽ đứng sau động từ. 

VD: I want to buy a birthday cake. (Tôi muốn mua một cái bánh sinh nhật)

-> “A birthday cake” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “buy”.

Khi danh từ là tân ngữ gián tiếp

VD: He give his girlfriend a ring. (Anh ấy tặng cho bạn gái chiếc nhẫn)

-> “His girlfriend” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “give”

– Danh từ làm tân ngữ của giới từ

Khi đóng vai trò tân ngữ của giới từ, danh từ sẽ đứng sau giới từ.

VD: I have talked to Mrs.Hoa several times. (Tôi đã nói chuyện với cô Hoa vài lần rồi)

-> “Mrs Hoa” là danh từ và làm tân ngữ của giới từ “to”

– Danh từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ

Khi đóng vai trò bổ ngữ cho ngủ ngữ, danh từ đứng sau các động từ nối như tobe, become, seem,…

VD: John is an excellent student. (John là một học sinh xuất sắc)

-> “An excellent student” là danh từ và làm bổ ngữ cho chủ ngữ “John”

– Danh từ làm bổ ngữ cho tân ngữ

Khi đóng vai trò làm bổ ngữ cho tân ngữ, danh từ sẽ đứng sau một số động từ như make (làm), elect (bầu chọn), call (gọi điện thoại), consider (xem xét), appoint (bổ nhiệm), name (đặt tên), declare (tuyên bố), recognize (công nhận),…

VD: Board of directors recognize Tommy the best staff of the year. (Hội đồng quản trị công nhận Tommy là nhân viên xuất sắc nhất năm)

-> “The best staff of the year” là danh từ và làm bổ ngữ trong tiếng Anh cho tân ngữ “Tommy”.

1.3. Số ít, số nhiều, đếm được và không đếm được

Danh từ đếm được

Dùng để chỉ sự vật mà ta có thể đếm được chúng và có thể thêm mạo từ “a” hoặc “an” hoặc số đếm “one” vào trước đó. Ví dụ cat, book,…

Danh từ số ít (Singular Noun): Dùng để chỉ sự vật chỉ có một mình, ta có thể thêm mạo từ “a” hoặc “an” hoặc số đếm “one” với ý nghĩa nhấn mạnh “chỉ có 1 sự vật” đó. Ví dụ: a dog, one tree, an egg

Danh từ số nhiều (Plural Noun): Dùng để chỉ sự vật có số lượng từ 2 trở lên, và được thêm đuôi “s” hoặc “es” vào cuối danh từ gốc, trừ một số trường hợp bất quy tắc. Ví dụ: cows, boxes

Một số chú ý:

  • Danh từ kết thúc đuôi “s”, khi chuyển sang số nhiều chúng ta thêm “es”. Ví dụ: one glass thành five glasses.
  • Danh từ kết thúc bằng “y”, khi chuyển sang số nhiều chúng ta chuyển “y” thành “I” sau đó thêm đuôi “es”. Ví dụ: one family thành three families.
  • Danh từ có tận cùng là “f”, “fe”, “ff” ta bỏ từ đó đi rồi thêm “ves” để chuyển thành số nhiều. Ví dụ: A knife chuyển thành knives.

Danh từ không đếm được

Dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mà ta không thể sử dụng chúng với số đếm (one, two, three,…) hoặc mạo từ “a” hoặc “an” vào trước (nếu là danh từ số ít) hay thêm đuôi “s” hoặc “es”(nếu là danh từ số nhiều). Ví dụ như lời khuyên (advice), tiền (money)…

Một số danh từ không đếm được mà bạn cần nhớ bao gồm:

  • Các danh từ chỉ đồ ăn: Ví dụ như gạo (rice), nước (water)…
  • Các danh từ chỉ môn học, lĩnh vực: Music (âm nhạc), Mathematics (Toán)…
  • Khái niệm trừu tượng: Thông tin (information), sự giúp đỡ (help), niềm vui (fun)…
  • Các danh từ chỉ hoạt động tự nhiên: Gió (wind), ánh sáng (light), sấm (thunder)…

Ngoài ra bạn cũng phải học các trường hợp bất quy tắc như: child (số ít)–> children (số nhiều), man (số ít) –> men (số nhiều).

Tuy nhiên, không phải danh từ nào thêm “s” vào đằng sau cũng sẽ thành danh từ số nhiều. Có một số ngoại lệ trong tiếng Anh mà chúng mình cần chú ý, đó là:

Danh từ Quy tắc                  Ví dụ                
Danh từ tận cùng bằng o,x,s,z,sh Thêm “es” ở số nhiều box – boxes watch – watches
Danh từ tận cùng bằng f, fe  Chuyển “f” / “fe” thành “v” và thêm “es” wolf – wolveswife – wivesleaf – leaves
Danh từ kết thúc bằng y, o  Không có quy tắc nhất định baby – babies toy – toys kidney – kidneys
Một số danh từ cóhình thức số nhiều khác nhau Không có quy tắc nhất định child – childrenwoman – womenman – menmouse – micePerson – People
Một vài danh từ có dạng số ítvà số nhiều như nhau Không có quy tắc nhất định sheep – sheepdeer – deerseries – series

2. Động từ (Verb)

2.1. Định nghĩa

Động từ trong tiếng Anh (verb) là những từ hoặc cụm chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó. Trong một câu tiếng Anh động từ là thành phần thiết yếu để hình thành một câu có nghĩa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp động từ được sử dụng không để chỉ hành động.

Động từ thường Động từ to be  Động từ khiếm khuyết
Ví dụ: RunEatLike SwimPlay Sleep… Ví dụ câu có động từ: I go to school I don’t like chicken She plays chess in the gardenVị trí: Động từ đứng sau chủ ngữ Động từ to be ở thì hiện tại là: Is/are/amIsn’t/ aren’t/ am not (Trong câu phủ định) Ví dụ: I am a student: Tôi là học sinh She is very cute: Cô ấy rất dễ thương They are tall: Họ rất cao Động từ to be ở thì quá khứ là: Was/ were Wasn’t/ weren’t (Trong câu phủ định)Ví dụ: She was at home yesterday: Cô ấy đã ở nhà ngày hôm qua There were happy: Họ đã rất hạnh phúc.  Can : Có thể Cách sử dụng: Can – dùng để nói về khả năng làm gì đó S + CAN+ V (nguyên thể) Ví dụ: I can sing (Tôi có thể hát) She can swim (Cô ấy có thể bơi)

Ví dụ:

– He runs very fast. (Anh ấy chạy rất nhanh.)

– She is cooking in the kitchen. (Cô ấy đang nấu ăn trong bếp.)

2.2. Vị trí của động từ

Động từ đứng sau chủ ngữ

Trong một câu tiếng Anh cơ bản thì động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ:

– She teaches in a high school. (Cô ấy dạy học tại một trường trung học phổ thông.)
– He runs in the park every morning. (Anh ấy chạy bộ ở công viên mỗi buổi sáng.)

Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất

– She often wakes up early. (Cô ấy thường xuyên thức dậy sớm.)
– He rarely plays games. (Anh ấy hiếm khi chơi games.)

Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng.

Never không bao giờ
Seldom hiếm khi
Often thường thường
Sometimes đôi khi
Usually thường xuyên
Always luôn luôn

Động từ đứng trước tân ngữ

Ngoài cách xác định vị trí của động từ qua chủ ngữ thì chúng ta còn có thể xác định qua tân ngữ. Trong tiếng Anh, động từ sẽ đứng trước tân ngữ.

Ví dụ:

– Close the door it is raining heavily! (Đóng cửa vào đi trời đang mưa rất to!)
– Open the book, kids! (Mở sách ra nào các con!)

Một số trường hợp động từ sẽ đi kèm với giới từ sau đó mới là tân ngữ.

– Wait for me five minutes! (Đợi tôi năm phút nhé!)
– Listen to me and I will tell you what you want. (Lắng nghe tôi và tôi sẽ nói cho bạn những điều bạn muốn.)

Động từ trong tiếng Anh đứng trước tính từ

Có một loại động từ trong tiếng Anh duy nhất đứng trước tính từ đó là động từ tobe.

Ví dụ:

– She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh đẹp.)
– He is short and fat. (Anh ta thấp và béo.)

2.3. To V và V-ing – Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

Các bạn học sinh tiểu học cần nhận biết được động từ nguyên mẫu và danh động từ cũng như cách dùng các dạng động từ này để có thể sử dụng chính xác trong câu.

Danh động từ (Gerund): Verb-ing

Danh động từ thường được dùng:

– Sau 1 số động từ và cụm động từ: avoid, admit, appreciate, avoid, can’t help, can’t stand, can’t bear, can’t face, consider, delay, deny, detest, discuss, dislike, enjoy, fancy, feel like, finish, forgive, give up, hate, imagine, involve, keep, like, love, loathe, mention, mind, miss, postpone, practice, prefer, recall, recollect, report, resent, resist, risk, suggest, tolerate.

  • Greg really loves watching TV.
  • He’s finished mending the car.

Sau giới từ

  • Lisa congratulated Bob on passing the test.
  • I’m looking forward to seeing you again.

Sau các cụm từ: be busy, it’s no good/use, it’s a waste of time, there’s no point in, it’s (not) worth.

  • She is busy practicing the piano.
  • It’s worth reading that book. It’s great.

Sau các động từ catch, discover, feel, find, hear, notice, see, watch + tân ngữ  chỉ hành động đang tiếp diễn.

  • I saw him crossing the road.

Sau các động từ dislike, imagine, involve, keep, mind, prevent, remember, risk, spend, stop, waste + tân ngữ

  • Children nowadays spend too much time watching TV.

Động từ nguyên mẫu có to (to-inf)

Động từ nguyên mẫu có to thường được dùng:

Sau 1 số động từ: afford, agree, arrange, appear, ask, attempt, care, choose, claim, dare, decide, demand, expect, fail, happen, hesitate, hope, intend, learn, manage, neglect, offer, plan, prepare, pretend, promise, propose, refuse, seem, swear, tend, threaten, vow, want, wish, would like/ love/ prefer, urge.

  • He decided to stay and see what would happen.
  • We are planning to go abroad this year.

Sau tân ngữ của các động từ: advise, allow, ask, (can’t) bear, beg, cause, command, compel, encourage, expect, find, forbid, force, get, guess, hate, help, instruct, intend, invite, leave, like, love, mean, need, oblige, observe, order, permit, prefer, persuade, recommend, remind, request, suspect, teach, tell, tempt, urge, want, warn, wish.

  • I didn’t ask you to pay for the meal.
  • My doctor advised me to go on holiday.

Sau các tính từ diễn tả cảm xúc, phản ứng (glad, happy, delighted, pleased, anxious, surprised, shocked, afraid,…) và 1 số các tính từ thông dụng (right, wrong, certain, able, likely, easy, difficult, hard, good, kind, ready,…).

  • We’re happy to be here.
  • We were right to start early.

Sau enough và too.

  • The apples were ripe enough to pick.
  • The box was too heavy to lift.

Sau các nghi vấn từ trong lời nói gián tiếp (ngoại trừ why).

  • Tell us what to do.

Để diễn đạt mục đích.

  • He went to the United States to learn English.

2.3. Động từ nguyên mẫu không to (bare-inf)

Động từ nguyên mẫu không to được dùng: 

Sau các trợ động từ tình thái (modal verbs: will, shall, would, should, can, could, may, might, must, have to).

  • I must go now.

Sau các động từ tri giác see, hear, feel, watch, notice + tân ngữ chỉ hành động hoàn tất.

  • I didn’t see him come in. (but: He wasn’t seen to come in.)

Sau make, let, help + tân ngữ

  • They made me repeat the whole story.
  • My father let me drive this car.

Sau help + tân ngữ có thể là 1 động từ nguyên mẫu có to hoặc không to.

  • He helped me move/ to move the cupboard.

Sau các cụm động từ had better, would rather, had sooner và sau why hoặc why not.

  • I would rather go alone.
  • You’re looking tired. Why not take a holiday? 

3. Tính từ (Adjective)

3.1. Định nghĩa

Tính từ trong tiếng Anh là những từ để mô tả tính chất đặc điểm trạng thái sự vật, hiện tượng. Tính từ thường đứng trước danh từ hoặc đứng sau động từ to be. Ví dụ: pretty/tall/thin/funny…

Ví dụ câu có tính từ mô tả 

  • She is beautiful.
  • There are many blue windows.
  • My hair is black.
  • He is friendly and smart.

Trong ngữ pháp tiếng Anh, tính từ được chia thành 10 loại theo 2 cách, chi tiết được liệt kê trong bảng dưới đây:

Phân loại theo chức năng Định nghĩa Ví dụ
Tính từ miêu tả Mô tả tính chất của sự vật, hiện tượng và đặc điểm con người.  small, yellow, round, plastic
Tính từ sở hữu Mô tả chủ thể sở hữu của đối tượng. my, your, his, her, our, their
Tính từ định lượng Dùng để chỉ số lượng của một đối tượng nào đó,  trả lời cho câu hỏi “how much/how many”. a, an, many, a lot,…
Tính từ chỉ thị Xác định danh từ, đại từ đang được nói đến. this, that, these, those
Tính từ nghi vấn Thường sử dụng trong câu hỏi để đề cập tới người hoặc sự vật nào đó. who, what, which, where
Tính từ phân phối Dùng để chỉ thành phần cụ thể trong 1 nhóm đối tượng. every, any, each, either, neither.
Mạo từ Dùng để xác định danh từ đang được nói tới.  a, an, the
Phân loại theo cách lập
Tính từ đơn Là tính từ được tạo nên bởi 1 từ vựng. good, bad, beautiful
Tính từ ghép Được cấu tạo bởi 2 hay nhiều tính từ kết nối bằng dấu “-”.  dark-brown, all-star
Tính từ phát sinh Được thành lập bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố vào danh từ, tính từ, … có sẵn. unhappy, indescribable

3.2. Vị trí của tính từ trong tiếng Anh

Tính từ đứng trước danh từ

Các tính từ này đứng trước danh từ kết hợp thành cụm danh từ

Ví dụ: 

– A beautiful picture = một bức tranh đẹp.

– A sunny day = một ngày đầy nắng.

Tính từ đứng một mình

Có một số tính từ trong tiếng Anh thường chỉ đứng một mình, đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: exempt; unable; …

Ví dụ: 

– A cat is afraid. (Con mèo đang sợ)

⇒ Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ: A frightened cat.

Tính từ đứng sau động từ liên kết

Một số động từ liên kết có thể sử dụng để thêm tính từ đằng sau

To be: thì, là This cat is so cute.
Seem: có vẻ là This cake seems delicious.
Feel: cảm thấy I feel bored these days.
Taste: có vị, nếm có vị This food tastes sweet.
Look: thấy, trông có vẻ She looks happy when she watches TV.
Sound: nghe có vẻ This sounds great!
Smell: có mùi, ngửi thấy mùi Roses usually smell aromatic.

4. Trạng từ (Adjective)

4.1. Định nghĩa

Trạng từ trong tiếng Anh là từ loại được dùng để bổ nghĩa cho tính từ, động từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Vị trí của trạng từ trong câu thường có thể đứng sau động từ Tobe hay cuối câu tùy trường hợp câu nói.

4.2. Vị trí của trạng từ

Trước động từ động từ thường và động từ chỉ tần suất.

Ví dụ: We often get up at 7am.

Trước “enough”: V + adv + enough

Ví dụ: The foreigner speaks slowly enough for us to understand.

Giữa trợ động từ và động từ thường: trợ động từ + adv + V

Ví dụ: We have recently finished my homework.

Trong cấu trúc so….that: V + so + adv + that

Ví dụ: Jen drove so fast that she caused an accident.

Sau động từ “to be/seem/look”…và trước tính từ: “to be/feel/look”… + adv + adj: adv + adj

Ví dụ: She is very polite.

Đứng cuối câu

Ví dụ: The nurse told me to breathe in slowly.

Sau “too”: V + too + adv

Ví dụ: The French speaks too quickly.

Đứng riêng lẻ

Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu hoặc giữa câu và ngăn cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy (,)

Ví dụ: Last summer, I came back my country.

⇒ Ngoài các trường hợp phổ biến trên, trạng từ trong câu còn có một số vị trí đặc biệt khác:

Quy tắc cận kề Vị trí của trạng từ tình huống Không đặc giữ động từ và tân ngữ
Theo quy tắc này, trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy.Ví dụ:– She often says he visits her mother. (Often bổ nghĩa cho “says”).– She says he often visits her mother. (Often bổ nghĩa cho “visits”). Trong tình huống bình thường, trạng từ thời gian được đặt ở cuối câuVí dụ:I took the exams yesterday. Trạng từ trong tiếng Anh không được đặt giữa động từ và tân ngữ.Ví dụ:He speaks English well.

5. Các thì tiếng Anh cơ bản – ngữ pháp Tiếng Anh tiểu học

Trong tiếng Anh, tổng thể có 12 thì diễn tả hoạt động, cảm xúc, sự việc vào các khoảng thời gian như: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên, tại cấp độ của học tiểu học thì các con chỉ cần nắm vững 4 thì ứng với 3 mốc thời gian cơ bản, đó là:

5.1. Thì hiện tại đơn (Simple present)

Dùng cho các hành động thường xuyên liên tục, các sự việc hiển nhiên

  • I go to school everyday.
  • Water boils at 100C.

Cấu trúc: 

  • Khẳng định:

I/you/we/they + V
He/she/it + V(s,es) 

  • Phủ định:

I/you/we/they/ + do not (don’t) + V
He/she/it + does not (doesn’t) + V

  • Câu hỏi:

Do you/we/they + V?
Yes, I/we/they do
No, I/we/they don’t

Does he/she/it + V?
Yes, he/she/it does
No, he/she/it doesn’t

5.2. Thì hiện tại tiếp diễn

Diễn tả hành động đang diễn ra ở hiện tại và không biết thời gian kết thúc ở tương lai

  • Tom is having breakfast.

Diễn tả một kế hoạch tương lai

  • Tomorrow, I’m playing soccer with my team.

Cấu trúc: 

  • Khẳng định:

I am + Ving
You/we/they are + Ving
He/she/it is + Ving 

  • Phủ định:

I am + not Ving
You/we/they are + not Ving
He/she/it is + not Ving

  • Câu hỏi:

Are you/we/they+ Ving?
Is he/she/it + Ving?
Yes, I am.
No, I am not.

Yes, you/we/they are.
No, you/we/they aren’t.

Yes, he/she/it is.
No, he/she/it isn’t.

5.3. Thì tương lai đơn

Diễn tả hành động có khả năng xảy ra trong tương lai

  • I will travel to the Moon by super car in the future.
  • I will go to the library. 

Cấu trúc: 

  • Khẳng định:

I/we/you/they/he/she/it + will + V

  • Phủ định:

I/you/we/they/he/she/it + will not + V

  • Câu hỏi:

Will + we/you/they/he/she/it + V?
Yes, I/we/they/he/she/it will
No, I/we/they/he/she/it won’t

5.4. Thì quá khứ đơn

Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ

  Động từ to be
Khẳng định S + WAS/WERE + O
Trong đó:I/He/She/It + wasWe/You/They + wereEx: I was at my friend’s house yesterday. (Tôi đã ở nhà bạn ngày hôm qua)
Phủ định S + WAS/WERE + NOT + O
Ex: He wasn’t attend class yesterday. (Anh ấy không có mặt trong lớp ngày hôm qua)
Nghi vấn WAS/WERE + S + O?
Trả lời:YES, S + WAS/WERENO, S + WASN’T/WEREN’T Ex: Was she sick?
No, she wasn’t. (Có phải cô ấy bị ốm không? Không, cô ấy không bị ốm)
  • The player scored a fantastic goal.

Cấu trúc: 

  • Khẳng định:

I/you/we/they/he/she/it + Ved

  • Phủ định:

I/you/we/they/he/she/it/ + did not (didn’t) + V

  • Câu hỏi:

Did + you/we/they/he/she/it + V?
Yes, I/we/they/he/she/it + did
No, I/we/they/he/she/it + didn’t

LƯU Ý: Các động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh: have-had, win-won, eat-ate,…

6. Động từ Tobe trong tiếng Anh

Trong thì hiện tại đơn, động từ tobe có tất cả 3 dạng thức là AM, IS và ARE. Khi sử dụng, các dạng thức này chỉ có thể đi với một số chủ ngữ nhất định. 

AM

– Dạng thức am được dùng cho chủ ngữ duy nhất là I

– I am … (viết tắt = I’m…)

IS

– Dạng thức is được dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào. 

– She is… (viết tắt = She’s…)

– He is…(viết tắt = He’s…)

– IT is…(viết tắt = It’s…)

ARE

– Dạng thức are được dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào: 

– You are … (viết tắt = You’re…)

– We are…(viết tắt = We’re…)

– They are…(viết tắt = They’re…)

Khi sử dụng trong các thì Tiếng Anh, động từ TO BE sẽ có cấu trúc đặc thù với mỗi thì riêng biệt. Cụ thể đối với thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn, động từ TO BE sẽ được chia như sau: 

6.1. Hiện tại đơn

+) Khẳng định: S + be (am/is/are) + O

Ex: I am a singer.

-) Phủ định: S + be (am/is/are) + not + O

Ex: He is not a teacher.

?) Nghi vấn: Am/is/are + S + O?

Ex: Is he a teacher?

6.2. Động từ tobe trong quá khứ đơn

+) Khẳng định: S + was/were + O

Ex: I was tired yesterday. 

-) Phủ định: S + was/were + not + O

Ex: He wasn’t at home yesterday. 

?) Nghi vấn: Was/were + S + O?

Ex: Were you absent yesterday?

6.3. Tương lai đơn với động từ tobe

+) Khẳng định: S + will be + O

Ex:She will be fine.

-) Phủ định: S + will + not be +  O

Ex: She won’t be happy. 

?) Nghi vấn: Will + S + be + O?

Ex: Will she be home tomorrow?

7. Động từ khuyết thiếu can và can’t

“Can” là động từ khiếm khuyết để chỉ ai đó có khả năng làm gì. “Can’t” là dạng phủ định của “Can”, chỉ ai đó không có khả năng làm gì. Đây là cấu trúc khá quen thuộc với các bạn học sinh Tiểu học, được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Dạng câu Công thức Ví dụ
Khẳng định S + can + V She can swim
Phủ định S + can’t ( can not) + V He can’t dance
Nghi vấn Can + S + V? Can she swim?

8. So sánh – ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học – Các cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

Trong chương trình tiếng Anh tiểu học, chúng mình cần nắm rõ cách thức sử dụng của cấu trúc so sánh hơn. Đây là cấu trúc so sánh cơ bản nhất, là nền tảng cho các cấu trúc so sánh phức tạp hơn sau này. 

So sánh hơn: Là so sánh các sự vật hoặc hiện tượng với một hoặc 2 sự vật hiện tượng khác về một hay một vài tiêu chí, để xem mức độ khác nhau của chúng như thế nào, xem cái nào hơn cái nào

So sánh với tính từ/trạng từ ngắn (1 âm tiết) the + ADJ/ADV -er + than

  • He is taller than me

So sánh với tính từ/trạng từ dài (2 âm tiết trở lên): more + ADJ/ADV + than  

  • This work is more difficult than that one

Sau than có thể có cả chủ ngữ và động từ

  • He is taller than I am

LƯU Ý: Có một số tính từ bất qui tắc:

  • bad – worse – the worst
  • good/well – better – the best
  • …..

Với những kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh tiểu học của Trung tâm Anh ngữ Edusa được nêu phía trên sẽ hỗ trợ bạn một phần trong việc luyện thi TOEIC Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký khóa luyện thi TOEIC ở trung tâm Edusa của chúng tôi đề đạt được số điểm mà bạn mong đợi trong kỳ thi sắp tới của mình.

9. Ưu điểm khóa học tại Edusa

Edusa là một trung tâm Anh ngữ hàng đầu, tập trung đào tạo và nâng cao khả năng tiếng Anh cho học viên của mọi độ tuổi. Với sứ mệnh truyền cảm hứng và mang lại sự tiến bộ cho học viên, Edusa đã xây dựng một môi trường học tập chất lượng và đa dạng.

Tại Edusa, chúng tôi tin rằng mọi người đều có khả năng học tiếng Anh thành công. Vì vậy, chúng tôi cung cấp các khóa học linh hoạt và đa dạng để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học tập của từng học viên. Chương trình giảng dạy của chúng tôi bao gồm các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản như nghe, nói, đọc và viết, cũng như phát triển từ vựng và ngữ pháp.

Đội ngũ giáo viên tại Edusa là những người nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có tâm huyết với công việc giảng dạy. Họ sẽ đồng hành cùng học viên từng bước trên hành trình học tập, giúp họ xây dựng nền tảng vững chắc và tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.

  • Không chỉ hướng đến mục tiêu đạt được điểm số ngay lần đầu, mà còn và còn giúp bạn bổ sung thêm kiến thức xã hội và chinh phục được đỉnh cao trong công việc thông qua những phương pháp học độc đáo 
  • Từng thành công với các khóa TOEIC 550, 650, 750+ với hàng nghìn bạn đạt được điểm số mong muốn nay lần đầu chỉ trong 1-2 tháng 
  • Cam kết đầu ra tăng 150 điểm so với kết quả của bài test đầu vào 
  • Giải đáp những thắc mắc của bạn theo kiểu 1 kèm 1 với giáo viên 
  • Cam kết đầu ra 100% học lại hoàn toàn miễn phí nếu không đậu 
  • Đội ngũ giáo viên Edusa nhiệt huyết, tận tâm với nghề, tinh thần cháy bỏng, chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao đã giúp hàng nghìn bạn mất gốc không chỉ tiến bộ mà còn yêu thích môn Tiếng Anh 
  • Giáo viên sẽ theo sát, nhắc nhở từng bạn và đề xuất lộ trình hợp lý cho từng bạn, nhằm nắm vững tiến độ từng bạn và có cách giảng dạy phù hợp hơn.  

Tham khảo thêm: Khóa luyện thi TOEIC toàn diện cùng Edusa

Ưu điểm khóa học tại Edusa
Ưu điểm khóa học tại Edusa

10. Câu hỏi thường gặp 

10.1 Phần nào là khó nhất trong bài thi TOEIC?

Theo thống kê, điểm số bài thi đọc thường chiếm tỉ lệ cao hơn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào việc quốc qua đó có kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng nghe tốt hay không.

10.2 Bao lâu thì có kết quả bài thi ?

Nó tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn sinh sống,  nhưng thông thường chậm nhất là khoảng 2 tuần

10.3 Điểm TOEIC bao nhiêu là đủ để làm việc ở Anh?

Nó tùy thuộc vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Có những công việc đòi hỏi 800, nhưng bạn chỉ có 300 cũng có thể đạt yêu cầu ở một số vị trí cụ thể.

10.4 Tôi có nên đăng ký một khóa học để cải thiện điểm TOEIC ?

Điều đó tùy thuộc vào mỗi người, nhưng nhiều học sinh vẫn lựa chọn đăng ký một khóa học thay vì tự ôn luyện vì:

  • Họ sẽ được tạo động lực.
  • Có nhiều tài liệu ôn luyện được biên soạn sát đề thi thật
  • Có sự hướng dẫn tận tình của người dạy, sẵn sàng chỉ và sửa lỗi sai cho bạn

11. Tổng kết

Ở trên là những tổng hợp về kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh tiểu học mà trung tâm anh ngữ Edusa đã thông tin đến các bạn để phục vụ cho những ai đang có nhu cầu ôn thi ngữ pháp cho kỳ thi TOEIC. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một lớp học TOEIC chất lượng, hãy đăng ký ngay khóa học ở Edusa, một trung tâm luyện thi chứng chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra, mang đến những trải nghiệm khác biệt và tối ưu hóa quá trình luyện thi.

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với EDUSA qua fanpage, zalo hoặc gọi vào số hotline.

Để lại thông tin cần tư vấn

Form tư vấn trên bài viết
edusa hoc phi
Học Phí
(24/7)
edusa zalo
Chat Zalo
(24/7)
edusa phone
1900 292972
(24/7)