Có nhiều cách làm bài thi TOEIC nhanh chóng và dễ dàng sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. Dưới đây là tổng hợp những mẹo làm đề thi toeic giúp đạt điểm cao đặc biệt hữu ích trong dạng câu hỏi mới.
Đầu tiên, chúng ta cần điểm qua một số thay đổi nổi bật trong đề thi TOEIC mới.
- Về cấu trúc, số câu trong phần 1 và 2 của bài nghe giảm đi, tương ứng với một sự tăng lên đáng kể trong số câu của phần 3. Tương tự, phần 5 của bài đọc cũng giảm bớt 10 câu, tăng số câu của phần 6 và 7. Tóm lại, số câu trong phần khó thì tăng lên, trong khi số câu dễ lại giảm đi.
- Về nội dung, đề thi TOEIC mới có nhiều ngữ cảnh phong phú hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng tiếng Anh thuộc mọi hoạt động trong công việc và đời sống. Ngoài ra, cũng xuất hiện những loại câu hỏi mới như: nhìn vào bảng, biểu, hình ảnh để trả lời bài nghe; điền câu thích hợp vào chỗ trống và điền câu vào vị trí thích hợp trong văn bản ở phần đọc.
1. Mẹo làm đề thi TOEIC số 1: Ưu tiên giành trọn điểm các câu dễ
Số lượng câu dễ trong đề TOEIC mới giảm đi rất nhiều so với đề cũ, trong khi các câu khó vừa nhiều, vừa khó hơn. Vì vậy, mọi sơ suất dẫn đến làm sai những câu dễ là cực kỳ đáng tiếc. Vậy, làm sao để giành trọn điểm các câu hỏi dễ? Tất nhiên, bạn cần phải tìm ra chúng. Tổng hợp câu hỏi dễ và cách giải quyết ở mỗi phần như sau:
- Phần 1: Tất cả các câu đều ở mức tương đối dễ đến rất dễ. Hãy cố gắng làm đúng hết 6 câu phần này.
- Phần 2: Phần này chủ yếu là các câu hỏi tương đối dễ. Đối với câu hỏi, các bạn chỉ cần nghe rõ từ để hỏi, kết hợp với một vài từ khóa. Đối với câu trả lời, các bạn cần cẩn trọng với những câu có từ vựng lặp lại y hệt như câu hỏi, hoặc từ vựng đồng âm, gần âm với từ trong câu hỏi. Những câu này rất có thể là cái bẫy. Ngược lại, đáp án đúng thường không có những từ như vậy và thường trả lời câu hỏi một cách gián tiếp. Nói chung, các bạn cũng nên cố gắng lấy trọn điểm phần này.
- Phần 3 và phần 4: Những câu hỏi dễ là câu hỏi chi tiết cụ thể, ví dụ như một giờ, tên một tòa nhà, một con phố,…. Những câu có độ khó cao hơn là câu hỏi về ý chính, câu hỏi ý do, nguyên nhân, và đặc biệt là dạng câu hỏi mới: câu hỏi hàm ý. Bạn cần đọc đề trước khi nghe để xác định câu nào nên ưu tiên làm trước và cẩn thận để không làm sai những câu dễ hơn.
- Phần 5: Toàn bộ phần này là những câu hỏi tương đối dễ đến rất dễ. Hãy cố gắng làm đúng hết phần này.
- Phần 6: Phần này có một dạng câu hỏi mới là điền toàn bộ câu vào chỗ trống, khó hơn những câu hỏi cũ. Vì vậy, khi làm bài, bạn nên chọn những câu hỏi cũ làm trước.
- Phần 7: Trả lời câu hỏi theo thứ tự ưu tiên như sau:
2. Mẹo làm đề thi TOEIC số 2: Luôn đọc câu hỏi trước khi làm bài
Đọc trước câu hỏi giúp bạn hình dung ngữ cảnh tốt hơn, dễ dàng xác định được thông tin nào cần chú ý nghe/đọc hơn những thông tin khác để vừa đủ trả lời đúng câu hỏi. Kỹ năng này là cơ sở để thực hiện chiến thuật “giành trọn điểm các câu dễ” ở trên và đã gần như trở thành quy tắc để làm bài phần 3 và 4. Đối với đề thi TOEIC mới, điều này vẫn không thay đổi. Hơn thế, nó còn cần được áp dụng vào phần 7 một cách linh hoạt hơn trước.
Đối với phần 3 và 4, khi băng đọc hướng dẫn làm phần 3, các bạn cần tranh thủ đọc trước 3 câu hỏi đầu tiên (tương ứng với đoạn hội thoại đầu tiên) của phần này, sau đó vừa nghe vừa chọn đáp án cho 3 câu đó. Trong thời gian băng đọc 3 câu hỏi này, bạn phải chuyển ngay sang đọc 3 câu hỏi cho đoạn hội thoại tiếp theo. Hãy lặp đi lặp lại quá trình như vậy cho tới khi làm xong phần 4.
Trong phần 7, đặc biệt là phần có 3 văn bản khác nhau, cần đọc trước câu hỏi để xác định câu nào dễ hơn, nên ưu tiên trả lời. Nên ưu tiên trả lời những câu chỉ hỏi nội dung trong phạm vi 1 văn bản, sau đó đến loại câu hỏi nội dung chi tiết, sau cùng trả lời câu hỏi suy luận, câu hỏi ý chính, … Tham khảo cách làm chi tiết hơn tại đây (dẫn link bài “Mẹo trị bài 3 đoạn văn trong phần 7 đề TOEIC mới”).
3. Mẹo làm đề thi TOEIC số 3: Chú ý ngữ cảnh để làm câu hỏi ngụ ý trong phần nghe
Câu hỏi ngụ ý là dạng câu hỏi mới của phần 3 và 4. Câu hỏi đó có dạng như: “What does the woman mean when she says “…”?”. Trong dấu 3 chấm thường là một cụm từ được dùng phổ biến trong văn nói như: “That’s too bad”, “With no further ado”, …
Để làm được câu hỏi này, các bạn cần áp dụng kỹ năng số 2 và kỹ năng nghe hiểu của mình để nắm được ngữ cảnh của đoạn hội thoại/đoạn nói ngắn để hiểu được người nói muốn ám chỉ điều gì. Ngoài ra, các bạn cũng nên xem nhiều chương trình truyền hình thực tế của nước ngoài vì những câu này được sử dụng rất nhiều, điều này giúp bạn khoanh cùng được dụng ý của người nói ngay khi mới chỉ đọc câu hỏi, như vậy, lúc vào nghe sẽ thuận tiện hơn.
4. Mẹo làm đề thi TOEIC số 4: Đọc lướt và đọc quét đối với những bài đọc dài
Nếu cố gắng đọc hết tất cả các chi tiết của bài đọc, bạn rất có thể sẽ thiếu thời gian hoàn thành phần này. Kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc quét (scanning) sẽ giúp cho bạn không cần đọc kỹ từng từ một mà vẫn trả lời được hết các câu hỏi mà đề bài đưa ra. Vậy, hai kỹ năng này nên áp dụng khi nào và như thế nào?
Đọc lướt được sử dụng khi muốn tìm ý chính của văn bản, tức là khi bạn gặp câu hỏi như: What is the main purpose of the message?, What is the memo mainly about?,…hoặc khi bạn cần nắm được nội dung chính để hình dung mối liên kết giữa 2 hay 3 văn bản khác nhau trong cùng một bài tập.
Khi áp dụng kỹ năng này, bạn cần đọc những phần quan trọng sau: tiêu đề, câu chủ đề của từng đoạn (thường năm ở đầu hoặc cuối đoạn), phần mở đầu và kết luận (nếu có). Bạn hãy đọc thật nhanh từ trên xuống dưới, chú ý mạch viết của văn bản thông qua các từ vựng để liên kết các câu như: firstly, secondly, one of…, another, however, on the other hand, …
Đọc quét được sử dụng khi cần tìm một chi tiết cụ thể trong văn bản, ví dụ, bạn cần trả lời câu hỏi: What time is the meeting going to start?, khi đó bạn nên đọc thật nhanh để tìm ra vị trí của thông tin cần thiết, ví dụ như 1 giờ cụ thể, hay từ khóa meeting, start.
Khi áp dụng kỹ năng này, bạn cần đưa mắt nhìn trên phạm vi nhiều dòng cùng một lúc, có thể đọc theo kiểu zigzag 3 câu một, từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái cho tới khi tìm ra thông tin.
5. Mẹo làm đề thi TOEIC số 5: Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
Để đảm bảo hoàn thành bài làm với độ hoàn hảo cao nhất có thể, trước hết, bạn phải chắc chắn mình có đủ thời gian để làm tất cả các phần. Việc phân bổ thời gian phải dựa vào độ khó và số lượng câu của từng phần. Như đã đề cập ở trên, số lượng câu dễ ở phần 1, 2 và 5 đã giảm đáng kể, thay vào đó là các câu hỏi khó hơn, mới hơn ở những phần còn lại.
Vì vậy, việc giữ nguyên cách phân bổ thời gian làm bài cho mỗi phần của bài thi đọc là một sai lầm nghiêm trọng. Khi dành một lượng thời gian như cũ để làm một phần có số câu ít hơn và độ khó thấp hơn, bạn sẽ bỏ phí thời gian quý giá để làm tốt những phần sau.
Ví dụ, với đề TOEIC cũ, thời gian hợp lý để làm 40 câu hỏi phần 5 là khoảng 11 đến 15 phút. Nhưng khi luyện đề mới, nếu bạn thấy mình mới làm hết phần 5 mà 15 phút đã trôi qua, rồi vẫn thong thả làm như bình thường, rất có thể bạn sẽ thiếu thời gian để hoàn thành bài. Bởi lẽ, phần 5 đã giảm xuống còn 30 câu, trong khi phần 6 và 7 vừa dài hơn, vừa khó hơn đề cũ.
Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại phân bổ thời gian làm bài, chỉ dành tối đa là 10 phút cho phần 5, thời gian còn lại phân bổ hợp lý cho phần 6 và 7 (khoảng 10 phút cho phần 6 và 55 phút cho phần 7).
Tuy đã phân bổ thời gian một cách hợp lý như vậy, nhưng có thể trong quá trình làm lại gặp những câu khó bất thường, khiến bạn khó đảm bảo hoàn thành một phần trong thời gian dự kiến. Bạn phải thường xuyên canh thời gian để không bị quá sa đà vào phần đó, tiêu tốn hết thời gian vốn dành cho những phần khác.
Trong trường hợp này, cần chuyển sang làm câu khác (hoặc phần khác) để áp dụng triệt để phương pháp 1 phía trên. Nếu làm hết câu dễ rồi mà vẫn còn thời gian, hãy quay lại suy nghĩ tiếp. Nếu thời gian gần như đã hết, thay vì bỏ trống câu hỏi đó, hãy nhanh tay khoanh “bừa” một đáp án vì bạn vẫn có xác suất đúng là 25%.
6. Trung tâm Anh Ngữ Edusa đồng hành cùng bạn
- Edusa là một trung tâm Anh ngữ hàng đầu, chuyên tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho học viên.
- Edusa tự hào về đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tận tâm. Họ không chỉ có trình độ chuyên môn cao, mà còn có khả năng tạo động lực và tận tụy hướng dẫn từng học viên.
- Chương trình giảng dạy tại Edusa được xây dựng dựa trên các phương pháp hiện đại và tài liệu học tập đa dạng.
- Chúng tôi tập trung vào việc phát triển cả bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết. Đồng thời, chúng tôi cũng chú trọng vào việc xây dựng từ vựng và ngữ pháp, giúp học viên nắm vững cơ bản và áp dụng thành thạo trong thực tế.
- Môi trường học tập tại Edusa được thiết kế thoải mái và khuyến khích sự tương tác. Chúng tôi tạo ra những buổi thảo luận, hoạt động nhóm và bài tập thực hành để học viên có cơ hội áp dụng kiến thức và rèn kỹ năng giao tiếp.
Với sự cam kết chất lượng và đội ngũ giáo viên tận tâm, Edusa là sự lựa chọn lý tưởng để bạn nâng cao khả năng tiếng Anh và đạt được thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Hãy đến với Edusa và trải nghiệm một môi trường học tập tuyệt vời, nơi bạn sẽ phát triển một cách toàn diện và tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh.
7. Một số câu hỏi thường gặp
Lộ trình học Toeic có những bước đi như thế nào?
Lộ trình học Toeic bao gồm các bước cơ bản như nắm vững từ vựng, ngữ pháp, luyện nghe, đọc hiểu và làm bài tập.
Cách nào để tăng cường kỹ năng nghe?
Để tăng cường kỹ năng nghe, bạn có thể luyện nghe bằng các video, audio, hoặc tham gia các buổi luyện tập nghe trực tuyến.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng đọc hiểu?
Để cải thiện kỹ năng đọc hiểu, bạn có thể đọc các bài báo, tin tức, sách tiếng Anh, và luyện tập bằng các bài tập đọc hiểu Toeic.
Vậy là các bạn đã đọc xong bài viết của Edusa. Chúc các bạn ôn thi tốt!
Để lại thông tin cần tư vấn