Công thức Excel nhiều điều kiện là hàm giúp kiểm tra đối chiếu với nhiều nhiều điều kiện và trả về kết quả tương ứng. Bằng cách kết hợp nhiều hàm IF lồng nhau, hoặc kết hợp hàm IF với hàm AND, OR khiến cho hàm IF thông thường có thể kiểm tra đối chiếu với nhiều điều kiện. Trong bài viết này, EDUSA sẽ giúp bạn tìm hiểu về cú pháp và cách kết hợp hàm IF với những hàm khác như hàm AND, OR,… để kiểm tra nhiều điều kiện.
1. Chức năng của công thức Excel nhiều điều kiện – Hàm IF
Hàm IF là một trong những hàm logic giúp người dùng kiểm tra một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn chỉ định nếu điều kiện là TRUE hoặc trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE.
Hàm IF nhiều điều kiện giúp ta tính toán, kiểm tra và đối chiếu nhiều điều kiện khác nhau và trả về kết quả tương ứng.
Cú pháp của công thức Excel nhiều điều kiện: =IF (Logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong đó:
- Logical_test (bắt buộc): Là một giá trị hay biểu thức logic trả về giá trị TRUE(đúng) hoặc FALSE (sai). Bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.
- Value_if_true (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị TRUE hay nói cách khác là điều kiện thỏa mãn.
- Value_if_false (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị FALSE hay nói cách khác là điều kiện không thỏa mãn.
Xem thêm: Cách định dạng trang tính Excel chi tiết nhất
Xem thêm: Cách sử dụng hàm IF lớn hơn hoặc bằng trong Excel
2. Hướng dẫn sử dụng công thức Excel nhiều điều kiện
2.1 Sử dụng hàm IF chỉ chứa 1 điều kiện cần xét
Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì học sinh thi đỗ, ngược lại thí sinh thi trượt.
Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF với điều kiện cơ bản nhất là nếu không đúng thì sai. Ở đây chúng ta sẽ gán cho hàm IF điều kiện là nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì “Đỗ” còn tổng điểm nhỏ hơn 24 thì “Trượt”.
Để xếp loại cho học sinh đầu tiên, tại ô I4, ta nhập công thức: =IF(H4>=24,“Đỗ”,“Trượt”)
Trong đó:
- H4>=24: Là biếu thức so sánh tổng điểm có lớn hơn hoặc bằng 24 hay không?
- “Đỗ”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.
- “Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại.
2.2 Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp hàm AND
Thông thường với những yêu cầu thực tế bạn cần thỏa mãn nhiều điều kiện cùng lúc. Chính vì vậy bạn cần kết hợp hàm AND để đảm bảo các yếu tố điều kiện đều được đảm bảo.
Cú pháp của hàm AND: =AND(logical1, logical2,…)
Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.
Kết quả trả về của hàm AND:
- TRUE: Khi tất cả các mệnh đề logic đều đúng.
- FALSE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm bị sai.
Chúng ta thường đặt hàm AND trong biểu thức logic của hàm IF để xét điều kiện cho hàm IF.
Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, điều kiện xét tuyển là nếu học sinh đỗ phải đạt tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 18 điểm và không có môn nào đạt điểm 0.
Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF kết hợp hàm AND với điều kiện là tổng điểm >=18 và không có môn nào bị điểm 0.
Để xếp loại cho học sinh đầu tiên, tại ô I4, ta nhập công thức: =IF(AND(H4>=18,E4<>0,F4<>0,G4<>0),“Đỗ”,“Trượt”)
Trong đó:
- AND(H4>=18,E4<>0,F4<>0,G4<>0): Là biểu thức so sánh với các yếu tố:
H4>=18: So sánh tổng điểm có lớn hơn 18 hay không?
E4<>0: Kiểm tra điểm toán có khác 0 hay không?
F4<>0: Kiểm tra điểm văn có khác 0 hay không?
G4<>0: Kiểm tra điểm anh có khác 0 hay không?
- “Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biểu thức so sánh trả về là đúng.
- “Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại.
Chú ý: Hàm AND chỉ trả về kết quả TRUE khi tất cả các biểu thực logic bên trong đều được thỏa mãn.
Xem thêm: Cách khóa trang tính Excel không chỉ chỉnh sửa, sao chép
2.3 Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp hàm OR
Cú pháp của hàm OR trong Excel: =OR(logical1, logical2,…)
Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.
Kết quả trả về của hàm OR:.
- TRUE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm OR là đúng.
- FALSE: Khi tất cả các mệnh đề bên trong hàm OR đều sai.
Bạn sử dụng kết hợp các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như với hàm AND ở trên.
Ví dụ: Có bảng danh sách học sinh có Họ và Tên, điểm thi lần 1 và điểm thi lần 2. Hoàn thành cột kết quả với điều kiện là: Nếu điểm thi lần 1 >= 20 hoặc điểm thi lần 2 >=30 thì kết quả là “Đỗ”, ngược lại nếu điểm thi lần 1 <20 và điểm thi lần 2 <30 thì kết quả là “Trượt”.
Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF kết hợp hàm OR với điều kiện là điểm thi lần 1 >= 20 hoặc điểm thi lần 2 >=30 thì kết quả là “Đỗ”, ngược lại nếu điểm thi lần 1 <20 và điểm thi lần 2 <30 thì keert quả là “Trượt”
Để xếp loại cho học sinh đầu tiên, tại ô E4, ta nhập công thức: =IF(OR(C4>=20,D4>=30),“Đỗ”,“Trượt”)
Trong đó:
- OR(C4>=20,D4>=30): Là biểu thức so sánh với các yếu tố:
- C4>=20: Kiểm tra điểm thi lần 1 có >=20 hay không?
- D4>=30: Kiểm tra điểm thi lần 2 có >=30 hay không?
- “Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biểu thức so sánh trả về là đúng.
- “Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại.
2.4 Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp hàm AND và hàm OR
Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, chúng ta sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc.
Ở những ví dụ trên chúng ta đã nắm được cách sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND và hàm IF kết hợp với hàm OR. Nên ở phần này chúng ta chỉ cần kết hợp 2 hàm này lại để đặt điều kiện cho biểu thức logic sao cho khoa học phù hợp với yêu cầu thực tế của bài toán.
Ví dụ: Bảng danh sách học sinh có Họ và Tên, điểm thi lần 1 và điểm thi lần 2. Hoàn thành cột kết quả với điều kiện là: Nếu điểm thi lần 1 >= 20 và điểm thi lần 2 >=25 hoặc điểm thi lần 1 >= 15 và điểm thi lần 2 >=25 thì kết quả là “Đỗ”, ngược lại thì kết quả là “Trượt”.
Với điều kiện trên, ta có thể phân tích thành 2 điều kiện nhỏ:
- Điều kiện 1: Điểm lần 1> = 20 và Điểm lần 2> = 25
- Điều kiện 2: Điểm lần 1> = 15 và Điểm lần 2> = 20
Điều kiện 1 và điều kiện 2 ta viết bằng hàm AND, cuối cùng sử dụng hàm OR kết hợp 2 kiều kiện trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai). Kết quả là bạn sẽ nhận được công thức IF sau với nhiều điều kiện AND/OR:
Để xếp loại cho học sinh đầu tiên, tại ô E4, ta nhập công thức: =IF(OR(AND(C4>=20,D4>=25),AND(C4>=15,D4>=20)),“Đỗ”,“Trượt”)
Trong đó:
- OR(AND(C4>=20,D4>=25),AND(C4>=15,D4>=20)): Là biểu thức so sánh với các yếu tố:
- AND(C4>=20,D4>=25): Tương ứng với điều kiện 1.
- AND(C4>=15,D4>=20): Tương ứng với điều kiện 2.
- “Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biểu thức so sánh trả về là đúng.
- “Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại.
Xem thêm: Cách dùng công thức Excel lọc dữ liệu đơn giản và dễ hiểu
3. Lưu ý khi sử dụng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel
Cũng giống như phần lớn những hàm khác, hàm IF được mặc định không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Điều này có nghĩa rằng các biểu thức logic có chứa ký tự không thể phân biệt được kiểu chữ hoa hay thường trong công thức hàm IF.
Ví dụ khi so sánh một ô nào đó với “Hà Nội” thì hàm IF sẽ hiểu Hà Nội, hà nội, HÀ NỘI, … là như nhau.
4. Nên học Excel ở đâu uy tín?
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm tin học được mở ra nhằm phục vụ những nhu cầu của các bạn. Tuy nhiên, mỗi trung tâm lại có chất lượng giảng dạy khác nhau, và theo sau đó là những khóa học với chi phí và ưu đãi khác nhau.
Đến với trung tâm EDUSA, bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về những khoá học phù hợp với bạn nhất. Bên cạnh đó, những mức phí của khóa học đều nằm ở mức trung bình giúp bạn có thể chi trả một cách dễ dàng. Mặc dù mức phí khá thấp nhưng chất lượng giảng dạy tại EDUSA vô cùng tuyệt vời, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, nhiệt tình giảng dạy các bạn học viên.
Và đặc biệt hơn, EDUSA sẽ cung cấp một vài buổi học và thi lại miễn phí cho các bạn nếu các bạn thi không đạt chứng chỉ ở lần thi đầu tiên. Thật tuyệt vời phải không nào? Hãy đến trung tâm EDUSA để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Xem thêm: Khóa học Excel offline chất lượng tại EDUSA
Xem thêm: Khóa học Excel Online chất lượng tại EDUSA
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Khóa học MOS tại EDUSA có gì?
EDUSA hiện đang đào tạo các chứng chỉ MOS Word, Excel, Powerpoint. Học viên sau khi tham gia khóa học có thể tự tin lấy chứng chỉ MOS một cách dễ dàng.
5.2 Nên lựa chọn luyện thi Excel tại nhà hay trung tâm?
Điều này phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Nếu bạn đang đi làm, khó có thể sắp xếp được thời gian hay khoảng cách địa lý quá xa thì nên lựa chọn phương pháp luyện thi Excel tại nhà. Còn bạn đang là học sinh hoặc sinh viên thì nên ôn ở trung tâm.
5.3 Những ai nên học và thi Excel?
- Sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cần có chứng chỉ Excel để đáp ứng điều kiện xét tốt nghiệp.
- Người lao động cần chứng chỉ Excel để tạo thêm ấn tượng trong hồ sơ tuyển dụng, hỗ trợ tối ưu các kỹ năng làm việc văn phòng.
6. Tổng kết
Như vậy với bài viết này, EDUSA đã chia sẻ cho các bạn cách dùng công thức Excel nhiều điều kiện kết hợp với hàm AND và hàm OR trong Excel. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp với EDUSA để chúng tôi có thể giải quyết mọi thắc mắc của bạn một cách sớm nhất. Chúc các bạn thành công.
Để lại thông tin cần tư vấn