Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc về kỳ thi Toeic đặc biệt là việc tìm kiếm kiến thức ngữ pháp TOEIC đạt 450, bởi đa số những người học thường chọn chưa có nền tảng ngữ pháp vững chắc phục vụ cho kỳ thi TOEIC của họ. Tuy nhiên vẫn việc tìm kiếm kiến thức ngữ pháp TOEIC 450 sẽ dễ dàng hơn qua bài viết của Trung tâm Edusa phía dưới.

Trọn bộ kiến thức ngữ pháp TOEIC đạt 450+ từ A đến Z
Trọn bộ kiến thức ngữ pháp TOEIC đạt 450+ từ A đến Z

Nội dung bài viết

1. Ngữ pháp TOEIC 450 về đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu

1.1. Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)

Đại từ nhân xưng là những đại từ dùng chỉ người và vật hoặc thay thế sự vật được đề cặp trước đó. Tất cả có 8 đại từ nhân xưng, chia thành 3 ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 và ở dạng số ít, số nhiều.

NGÔI SỐ ÍT SỐ NHIỀU
Ngôi thứ I  I we
Ngôi thứ II  you you
Ngôi thứ III  she, he, it they

VÍ DỤ:

1. I invite him to my birthday party. (Tôi mời anh ấy đến dự tiệc sinh nhật của mình.)

=> Trong đó ‘I’ là Chủ ngữ và ‘him’ là Tân ngữ.

2. She tells me to wait for 10 minutes. (Cô ấy bảo tôi đợi 10 phút.)

=> Trong đó ‘She’ là Chủ ngữ và ‘me’ là Tân ngữ.

3. They told us the way to get to school. (Họ đã nói cho chúng tôi biết đường đến trường.)

=> Trong đó ‘They’ là Chủ ngữ và ‘us’ là Tân ngữ.

1.2. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)

Đại từ sở hữu được dùng chỉ tính sở hữu và thay thế cho cụm từ trước đó để tránh lặp từ, có thể được sử dụng để làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc đứng sau giới từ trong câu.

Có 7 đại từ sở hữu tương ứng với các đại từ nhân xưng như sau:

I mine
you yours
we ours
they theirs
he his
she hers
it its
  • Her house is narrow. Mine is wide.

=> Trong đó ‘Mine’ là đại từ sở hữu, thay thế cho ‘her house’.

Vị trí của đại từ sở hữu

Đại từ sở hữu có 3 vị trí đứng trong câu, bao gồm: Chủ ngữ, tân ngữ và đứng sau giới từ (trong cụm giới từ).

Đóng vai trò Chủ ngữ: 

  • His toy is new. Mine is old.

Đóng vài trò Tân ngữ: 

  • Hang had a new book last week. I had mine yesterday.

Đứng sau Giới từ:

  • I can help her to find a job. But I don’t know what to do with mine.

1.3. Tính từ sở hữu (Possessive adjectives)

Dùng để xác định tính sở hữu của một vật thuộc về ai

VÍ DỤ: 

  • I meet my friends at school.
  • He read his new book yesterday.
  • The dog wags its tail everytime I come home.

Tính từ sở hữu tương ứng với các đại từ nhân xưng:

Đại từ nhân xưng Tính từ sở hữu
I My
You Your
We Our
He His
She Her
They Their
It Its

2. Danh từ (số ít, số nhiều, đếm được và không đếm được)

2.1. Danh từ đếm được

Dùng để chỉ sự vật mà ta có thể đếm được chúng và có thể thêm mạo từ “a” hoặc “an” hoặc số đếm “one” vào trước đó. Ví dụ cat, book,…

Danh từ số ít (Singular Noun): Dùng để chỉ sự vật chỉ có một mình, ta có thể thêm mạo từ “a” hoặc “an” hoặc số đếm “one” với ý nghĩa nhấn mạnh “chỉ có 1 sự vật” đó. Ví dụ: a dog, one tree, an egg

Danh từ số nhiều (Plural Noun): Dùng để chỉ sự vật có số lượng từ 2 trở lên, và được thêm đuôi “s” hoặc “es” vào cuối danh từ gốc, trừ một số trường hợp bất quy tắc. Ví dụ: cows, boxes

Một số chú ý:

  • Danh từ kết thúc đuôi “s”, khi chuyển sang số nhiều chúng ta thêm “es”. Ví dụ: one glass thành five glasses.
  • Danh từ kết thúc bằng “y”, khi chuyển sang số nhiều chúng ta chuyển “y” thành “I” sau đó thêm đuôi “es”. Ví dụ: one family thành three families.
  • Danh từ có tận cùng là “f”, “fe”, “ff” ta bỏ từ đó đi rồi thêm “ves” để chuyển thành số nhiều. Ví dụ: A knife chuyển thành knives.

2.2. Danh từ không đếm được

Dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mà ta không thể sử dụng chúng với số đếm (one, two, three,…) hoặc mạo từ “a” hoặc “an” vào trước (nếu là danh từ số ít) hay thêm đuôi “s” hoặc “es”(nếu là danh từ số nhiều). Ví dụ như lời khuyên (advice), tiền (money)…

Một số danh từ không đếm được mà bạn cần nhớ bao gồm:

  • Các danh từ chỉ đồ ăn: Ví dụ như gạo (rice), nước (water)…
  • Các danh từ chỉ môn học, lĩnh vực: Music (âm nhạc), Mathematics (Toán)…
  • Khái niệm trừu tượng: Thông tin (information), sự giúp đỡ (help), niềm vui (fun)…
  • Các danh từ chỉ hoạt động tự nhiên: Gió (wind), ánh sáng (light), sấm (thunder)…

Ngoài ra bạn cũng phải học các trường hợp bất quy tắc như: child (số ít)--> children (số nhiều), man (số ít) --> men (số nhiều).

3. Verb (Động từ)

3.1. Nội động từ và ngoại động từ

  • Nội động từ:

– Diễn tả hành động không tác động lên thứ gì

Ví dụ: He walks. (Anh ấy đi bộ. Anh ấy tự đi chứ không phải là do người hay vật khác tác động)

Birds fly. (Chim bay. Con chim tự bay theo bản năng chứ không do người hay vật tác động)

– Không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm. Nếu có thì phải có giới từ đi trước và cụm từ này sẽ đóng vai trò ngữ trạng từ chứ không phải là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ: She walks in the garden.

Birds fly in the sky.

  • Ngoại động từ

– Diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật.

Ví dụ: The cat killed the mouse.

– Luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một danh từ hay đại từ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu. Danh (đại từ) đi theo sau là tân ngữ trực tiếp.

Trong câu trên, chúng ta không thể nói “The cat killed” rồi dừng lại, bởi câu rất tối nghĩa. Vì thế phải thêm “the mouse” vào sau.

3.2. Các loại động từ thường gặp

Động từ thể chất (Physical verbs)

Động từ thể chất là các động từ hành động. Chúng mô tả hành động cụ thể của vật chất. Các chuyển động cơ thể hoặc sử dụng một công cụ nào đó để hoàn tất một hành động, từ bạn sử dụng để mô tả hành động đó chính là một động từ thể chất. Ví dụ:

  • Let’s play football together.
  • Can you hear my voice?
  • Tell me if you want to go home.

Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs)

Động từ trạng thái là những từ dùng để chỉ một tình huống đang tồn tại và chúng không mô tả hành động. Những động từ trạng thái thường được bổ sung bởi các tính từ.

Ví dụ:

  • Paul feels rotten today. He has a bad cold.
  • Do you recognize him? He is a famous rock star.

Động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental verbs)

Đây là những động từ có ý nghĩa liên quan đến các khái niệm như khám phá, hiểu biết, suy nghĩ, hoặc lập kế hoạch. Nói chung, chúng đề cập đến vấn đề về nhận thức.

Ví dụ:

  • know what you mean.
  • He recognized Linda in the crowd.
  • Do you understand the meaning of this book?

Các loại động từ khác

Ngoài 3 loại cơ bản nêu trên, trong thực tế, chúng ta được biết đến rất nhiều loại động từ khác nữa. Những động từ ấy đã được phân loại theo chức năng của nó. Ví dụ:

  • Động từ hành động: Động từ hành động hành động nhận cụ thể, và được sử dụng bất cứ lúc nào bạn muốn hiển thị các hành động hoặc thảo luận về một ai đó làm điều gì đó.
  • Ngoại động từ: Là các động từ được hành động và gây ra hoặc tác động đến chủ thể khác (Object). Vì vậy, chúng lúc nào cũng phải có một tân ngữ theo sau để tạo thành một câu có nghĩa.
  • Nội động từ: Là những từ diễn tả hành động nội tại của người nói hay người, chủ thể thực hiện hành động. Hành động của chủ thể đó không tác động trực tiếp lên bất kỳ đối tượng nào.
  • Trợ động từ: Trợ động từ được sử dụng cùng với một động từ chính để “giúp” các động từ khác hình thành thể nghi vấn, thể phủ định, thể nhấn mạnh hay hình thành một thì trong tiếng Anh.
  • Động từ trạng thái: Đây là các động từ chỉ trạng thái, sự không biến đổi hoặc di chuyển như be, have, seem, consist, exist, possess, contain, belong…; các hoạt động tình cảm như like, love, hate…; hoạt động tri thức như: know, understand,..
  • Động từ tình thái: Là những từ dùng để miêu tả về tình cảm, trạng thái của con người, hoặc điều kiện tồn tại của sự vật.
  • Cụm động từ: Cụm động từ không phải là từ đơn; thay vào đó, chúng là sự kết hợp của các từ được kết hợp với nhau để tạo thành ý nghĩa khác nhau của động từ gốc.
  • Động từ bất quy tắc: Các động từ bất quy tắc là những động từ được sử dụng trong thì quá khứ đơn và quá khứ phân từ của động từ.

3.3. Cách thức sử dụng và chia động từ

Thêm đuôi V-ed và V-ing

a. Cách thêm – ed sau động từ

Những cách thức thêm – ED sau đây được dùng để thành lập thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle):

Thông thường: Thêm ED vào động từ nguyên mẫu.

to talk --> She talked about her family last night./pre>

Động từ tận cùng bằng E –> chỉ thêm D.

to live --> He lived in Hanoi for 2 years.

Động từ tận cùng bằng phụ âm + Y –> Đổi Y thành IED.

to study --> They studied in the library last weekends.

Động từ một âm tiết tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở âm tiết cuối –> Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.

  • to stop --> stopped
  • to control --> controlled

Một số động từ 2 âm tiết, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở âm tiết thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.

  • to travel --> travelled
  • to kidnap --> kidnapped
  • to worship --> worshipped

b. Cách phát âm V-ed

Có tới 3 cách để phát âm từ có -ed tận cùng:

  • /id/: sau các âm /t/ và /d/
  • to want --> wanted
  • to decide --> decided
  • /t/: sau các phụ âm câm (voiceless consonant sounds)
  • to ask --> asked
  • to finish --> finished
  • /d/: sau các nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm tỏ (voiced consonant sounds)
  • to answer --> answered
  • to open --> opened

c. Cách thêm -ing sau động từ

V-ing được hình thành để tạo nên hiện tại phân từ (present participle), trong các thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund). Có 6 trường hợp thêm ING:

Thông thường: thêm -ING và cuối động từ nguyên mẫu.

  • to walk --> walking
  • to do --> doing

Động từ tận cùng bằng E –> bỏ E trước khi thêm -ING

  • to live --> living
  • to love --> loving

Động từ tận cùng bằng -IE –> đổi thành -Y trước khi thêm -ING.

  • to die --> dying
  • to lie --> lying

Động từ một âm tiết tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở âm tiết cuối –> Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.

  • to run --> running
  • to cut --> cutting

Một số động từ 2 âm tiết, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở âm tiết thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.

  • to travel --> travelling

Một số động từ có các thêm -ING đặc biệt để tránh nhầm lẫn:

  • to dye (nhuộm) --> dyeing
  • khác với
  • to die (chết) --> dying
  • to singe (cháy xém) --> singeing
  • khác với
  • to sing (hát) --> singing

4. Tính từ (Adj)

Tính từ trong tiếng Anh là những từ để mô tả tính chất đặc điểm trạng thái sự vật, hiện tượng. Tính từ thường đứng trước danh từ hoặc đứng sau động từ to be. Ví dụ: pretty/tall/thin/funny…

Ví dụ câu có tính từ mô tả 

  • She is beautiful.
  • There are many blue windows.
  • My hair is black.
  • He is friendly and smart.

Trong ngữ pháp tiếng Anh, tính từ được chia thành 10 loại theo 2 cách, chi tiết được liệt kê trong bảng dưới đây:

Phân loại theo chức năng Định nghĩa Ví dụ
Tính từ miêu tả Mô tả tính chất của sự vật, hiện tượng và đặc điểm con người. small, yellow, round, plastic
Tính từ sở hữu Mô tả chủ thể sở hữu của đối tượng. my, your, his, her, our, their
Tính từ định lượng Dùng để chỉ số lượng của một đối tượng nào đó,  trả lời cho câu hỏi “how much/how many”. a, an, many, a lot,…
Tính từ chỉ thị Xác định danh từ, đại từ đang được nói đến. this, that, these, those
Tính từ nghi vấn Thường sử dụng trong câu hỏi để đề cập tới người hoặc sự vật nào đó. who, what, which, where
Tính từ phân phối Dùng để chỉ thành phần cụ thể trong 1 nhóm đối tượng. every, any, each, either, neither.
Mạo từ Dùng để xác định danh từ đang được nói tới. a, an, the
Phân loại theo cách lập
Tính từ đơn Là tính từ được tạo nên bởi 1 từ vựng. good, bad, beautiful
Tính từ ghép Được cấu tạo bởi 2 hay nhiều tính từ kết nối bằng dấu “-”. dark-brown, all-star
Tính từ phát sinh Được thành lập bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố vào danh từ, tính từ, … có sẵn. unhappy, indescribable

5. Ngữ pháp TOEIC 450 với các mạo từ A/ An/ The

A/ An và The là các mạo từ trong đó, “a” và “an” dùng để đề cập đến vật, hiện tượng cụ thể người nghe không biết. Trong khi đó, “the” được sử dụng chỉ sự việc cả người nói và người nghe đều biết.

5.1. Mạo từ ”a” và “an”

Mạo từ “a” và “an” có cách sử dụng tương đối giống nhau tuy nhiên ta dùng “a” khi chữ đằng sau bắt đầu bằng các phụ âm trong khi đó dùng “an” khi danh từ bắt đầu bằng các từ được phát âm bằng các nguyên âm (a, o, i, e và u).

  • a cat (một con mèo); an hour (một giờ đồng hồ).

A/ An dùng để giới thiệu về những thứ lần đầu tiên chúng ta nhắc tới cho người nghe. Sau khi người nghe đã xác định được đối tượng đó, ta có thể dùng mạo từ “the” khi nhắc đến ở câu sau.

  • My has a cat. The cat is called Rose. (My có một con mèo. Con mèo đó được gọi tên là Rose).

5.2. Mạo từ “the”

Được sử dụng khi nói đến vật, người mà cả người nói và người nghe đều biết.

  • The pen is on the desk. (Cái bút ở trên bàn đó).

Nói về địa điểm đặc biệt hoặc một vật thể duy nhất.

  • The Eiffel Tower is in Paris (Tháp Eiffel nằm ở Paris)

Dùng với cả danh từ số ít và danh từ số nhiều.

  • The dog (con chó), the dogs (những con chó).

Đứng trước từ chỉ thứ tự của sự việc.

  • The second day (ngày thứ hai…)

Sử dụng trước một nhóm người hay một tầng lớp trong xã hội.

  • The rich (người giàu có), the old (người già)

Sử dụng trước các danh từ chỉ quần đảo, biển, núi, sa mạc, tên gọi miền…

  • The Pacific ocean (Biển Thái Bình Dương)

Đứng trước tên họ dạng số nhiều để chỉ gia tộc.

  • The Ashleys (Gia đình nhà Alleys)

6. Những giới từ thông dụng trong ngữ pháp TOEIC 450

Giới từ chỉ vị trí: in, on, behind, in front of, under, between, next to, above, near, opposite, to the left, to the right,…

  • The cat is on the chair.
  • The pictures are on the wall.

Giới từ chỉ thời gian: in (in 1998, in the 20st century, in May), on (on Monday, on the weekend, on July 25th), at (at 7 o’clock, at the moment)

6.1. Cách sử dụng giới từ chỉ thời gian trong tiếng Anh

Giới từ Cách sử dụng Ví dụ
on Ngày trong tuần on Monday
in – Tháng / mùa

– Thời gian trong ngày

– Năm

– Sau một khoảng thời gian nhất định

– in July / in sumer

– in the morning

– in 2010

– in an hour

at – Cho night

– Cho weekend

– Một mốc thời gian nhất định

– at night

– at the weekend

– at half past nine

since Từ khoảng thời gian nhất định trong quá khứ đến hiện tại since 1990
for Một khoảng thời gian nhất định tính từ quá khứ đến hiện tại for 3 years
ago Khoảng thời gian trong quá khứ years ago
before Trước khoảng thời gian nào đó before 2008
to Nói về thời gian ten to seven (6:50)
past Nói về thời gian ten past six (6:10)
to/till Đánh dấu bắt đầu hoặc kết thúc của khoảng thời gian from Tuesday to/till Friday
until Cho đến khi He is on holiday until Saturday.

6.2. Cách sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Anh

Giới từ Cách dùng Ví dụ
At (ở, tại) – Dùng để chỉ một địa điểm cụ thể nào đó.

– Dùng trước tên một tòa nhà khi ta đề cập tới hoạt động hoặc sự kiện thường xuyên diễn ra trong đó.

– Chỉ nơi học tập, làm việc.

– At home, at the station…

– At the cinema, …

– At work, at school…

In (ở trong, trong) – Vị trí bên trong 1 diện tích hay không gian 3 chiều.

– Đứng trước tên làng, thị trấn, thành phố, quốc gia.

– Dùng với phương tiện đi lại xe hơi / taxi.

– Dùng để chỉ phương hướng và một số cụm từ chỉ nơi chốn

– In the room, in the park…

– In France, in Paris…

– In a car, in a taxi

– In the East, in the South, in the back,…

On Trên, ở trên) – Chỉ vị trí trên bề mặt sự vật

– Chỉ nơi chốn, số tầng, số nhà

– Phương tiện đi lại công cộng hoặc của cá nhân

– Dùng trong cụm từ chỉ vị trí

– On the charm…

– On the three floor…

– On a bus, on a plane…

– On the left, on the right,…

By/ next to/ beside (bên cạnh) Dùng để chỉ vị trí bên cạnh By window, next to the car, beside the box,…
Under (dưới, bên dưới) Dùng để chỉ vị trí bên dưới bề mặt và có tiếp xúc với nhau. Under the table…
Above (bên trên) Dùng để chỉ vị trí phía trên nhưng có khoảng cách với bề mặt. Above my head…
Between (ở giữa) Dùng để diễn tả vị trí ở giữa 2 nơi, địa điểm cụ thể nào đó nhưng hoàn toàn tách biệt với  nhau. Between my house and his house …
Among (ở giữa) Dùng để diễn tả vị trí ở giữa nhưng địa điểm không xác định rõ ràng. Among the trees…
Behind (đằng sau) Dùng để chỉ vật ở phía đằng sau. Behind the scenes…
Across from/ opposite (đối diện) Dùng để chỉ vị trí đối diện với một vật thể nào đó. Across from the bakery store, opposite the bank…
In front of (phía trước) Dùng để chỉ vị trí ở phía trước nhưng không có giới hạn. In front of the house…
Near, close to (ở gần) Dùng để chỉ vị trí ở gần trong một khoảng cách ngắn, cụ thể và nhất định. Near the front door, close to the charm…
Inside (bên trong) Dùng để chỉ vị trí ở bên trong sự vật. Inside the bag…
Outside (bên ngoài) Dùng để chỉ vị trí ở bên ngoài sự vật. Outside the house…
Round/ Around (xung quanh) Dùng để chỉ vật ở vị trí xung quanh một địa điểm khác. Around the park…

LƯU Ý

  • Có thể kết thúc câu với giới từ

Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ nhưng trong một số trường hợp có thể kết thúc câu bằng giới từ mà không hề sai ngữ pháp.

Ex:

This is something he can not agree with.

Where did Jame get this?

How many of Tini can she depend on?

  • Cách dùng giới từ “like”

Giới từ “like” được sử dụng với ý nghĩa “tương tự”, “giống với”. Nó thường đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc động từ.

Ex: You look like your father.

  • Phân biệt hai cặp giới từ “in” – “into” và “on” – “onto”

“Into” và “onto” thường được sử dụng để nhấn mạnh về sự chuyển động, còn “in”, “on” thể hiện vị trí.

Ex:

She swam in the lake.

He walked into the motel.

    7. Các từ nối trong câu (Liên từ)

    Từ nối  Ví dụ 
    FOR I didn’t go to school for I was sick (Tôi đã không đến trường vì bị ốm)
    AND I have a dog and a cat
    NOR Neither Peter nor Mary were at the school yesterday (không phải Peter cũng không phải Mary đã ở trường ngày hôm qua)
    BUT I like bananas but I don’t want to eat them.
    OR Do you like black or white dogs? (Bạn thích những chú chó màu đen hay trắng)
    YET I came to see you, yet you left home. Tôi đến gặp bạn nhưng bạn đã rời khỏi nhà
    SO I love toys, so my mother gave me a doll.
     

    8. Cách sử dụng các từ để hỏi (WH – question) – Đại từ nghi vấn

    Đại từ nghi vấn thường được dùng phổ biến trong câu hỏi có từ hỏi (Wh – question). Dưới đây là các đại từ thường gặp trong các câu hỏi có từ hỏi

    Từ để hỏi Chức năng Ví dụ
    Who hỏi người Who closed the window?
    What hỏi sự vật, sự việc What is your name?
    Where hỏi địa điểm Where do you come from?
    When hỏi thời gian When were you born?
    Whose hỏi về chủ sở hữu Whose is this watch?
    Why hỏi lý do Why did you do that?
    What time hỏi giờ/thời gian làm việc gì đó What time is it?
    Which hỏi lựa chọn Which color do you like?
    How hỏi về cách thức/trạng thái/hoàn cảnh How does this work?
    How many hỏi số lượng (danh từ đếm được) How many books are there?
    Whom hỏi người nhưng làm tân ngữ Whom did you meet yesterday?
    Why don’t gợi ý, đề nghị Why don’t we go out tonight?
    How far hỏi khoảng cách How far is it?
    How long hỏi khoảng thời gian How long it will take to repair my bike?
    How much hỏi số lượng (danh từ không đếm được) How much money do you have?
    How old hỏi tuổi How old are you?

    9. Cách chia động từ ở thì hiện tại đơn ứng với đại từ nhân xưng

    Ngữ pháp tiếng Anh lớp 5 chương trình mới phần này tập trung dạy các bạn học sinh quy tắc chia động từ to be, to have và động từ thường.

    9.1. Động từ “to be”

    Được chia ứng với các đại từ nhân xưng như sau:

    Đại từ nhân xưng + to be Viết tắt
    I am I’m
    You are You’re
    We are We’re
    They are They’re
    He is He’s
    She is She’s
    It is It’s

    9.2. Động từ “to have”

    Dạng câu Cấu trúc Ví dụ
    Khẳng định (I/ you/ we/ they) have + Noun(s) I have 2 pens. (Tôi có 2 cái bút)
    He/ she/ it + has + Noun(s) She has 3 pens. (Cô ấy có 3 cái bút)
    Dạng phủ định S + do not+ don’t + have + any + Noun(s) I don’t have any pens. (Tôi không có bất kì cái bút nào cả).
    S + does not/doesn’t have + any + Noun(s) He does not have any hats. (Anh ấy không có cái mũ nào cả)
    Dạng nghi vấn Do/ does + S + have + any + Noun(s) Do you have any books (Bạn có cuốn sách nào không?)

    9.3. Động từ thường

    Dạng câu Cấu trúc Ví dụ
    Khẳng định S + V + C I play soccer (Tôi chơi bóng đá)
    Phủ định (I/ you/ we/ they) + do not/don’t … I don’t go to the school. (Tôi không đến trường)
    (he/ she/ it) + does not/ doesn’t … She does not go to the school. (Cô ấy không đi đến trường)
    Nghi vấn Do/ Does + S + V + C Do you go to school? (Bạn có đi đến trường không?)

    10. Các thì cơ bản trong tiếng Anh

    • Hiện tại đơn: Dùng cho các hành động thường xuyên liên tục, các sự việc hiển nhiên
    • Hiện tại tiếp diễn: Diễn tả hành động đang diễn ra ở hiện tại và không biết thời gian kết thúc ở tương lai
    • Hiện tại hoàn thành Diễn tả các hành động từ quá khứ kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục trong tương lai mà không đề cập tới mốc thời gian cụ thể
    • Quá khứ đơn: Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ
    • Quá khứ tiếp diễn: Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra xung quanh hành động sự việc khác trong quá khứ.
    • Tương lai đơn: Diễn tả hành động có khả năng xảy ra trong tương lai
    • Tương lai gần (be going to): Thể hiện kế hoạch, dự định cho tương lai

    Với những kiến thức ngữ pháp TOEIC 450 của Trung tâm Anh ngữ Edusa được nêu phía trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc luyện thi TOEIC Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký khóa luyện thi TOEIC ở trung tâm Edusa của chúng tôi đề đạt được số điểm mà bạn mong đợi trong kỳ thi sắp tới của mình.

    11. Ưu điểm khóa học tại Edusa

    • Không chỉ hướng đến mục tiêu đạt được điểm số ngay lần đầu, mà còn và còn giúp bạn bổ sung thêm kiến thức xã hội và chinh phục được đỉnh cao trong công việc thông qua những phương pháp học độc đáo
    • Từng thành công với các khóa TOEIC 550, 650, 750+ với hàng nghìn bạn đạt được điểm số mong muốn nay lần đầu chỉ trong 1-2 tháng
    • Cam kết đầu ra tăng 150 điểm so với kết quả của bài test đầu vào
    • Giải đáp những thắc mắc của bạn theo kiểu 1 kèm 1 với giáo viên
    • Cam kết đầu ra 100% học lại hoàn toàn miễn phí nếu không đậu
    • Đội ngũ giáo viên Edusa nhiệt huyết, tận tâm với nghề, tinh thần cháy bỏng, chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao đã giúp hàng nghìn bạn mất gốc không chỉ tiến bộ mà còn yêu thích môn Tiếng Anh
    • Giáo viên sẽ theo sát, nhắc nhở từng bạn và đề xuất lộ trình hợp lý cho từng bạn, nhằm nắm vững tiến độ từng bạn và có cách giảng dạy phù hợp hơn.

    Tìm hiểu thêm: Các khóa học TOEIC bổ ích tại Edusa dành cho bạn

    Ưu điểm của khóa học tai Edusa
    Ưu điểm của khóa học tai Edusa

    12. Câu hỏi thường gặp 

    12.1. Phần nào là khó nhất trong bài thi TOEIC?

    Theo thống kê, điểm số bài thi đọc thường chiếm tỉ lệ cao hơn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào việc quốc qua đó có kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng nghe tốt hay không.

    12.2. Bao lâu thì có kết quả bài thi ?

    Nó tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn sinh sống,  nhưng thông thường chậm nhất là khoảng 2 tuần

    12.3. Điểm TOEIC bao nhiêu là đủ để làm việc ở Anh?

    Nó tùy thuộc vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Có những công việc đòi hỏi 800, nhưng bạn chỉ có 300 cũng có thể đạt yêu cầu ở một số vị trí cụ thể.

    12.4. Tôi có nên đăng ký một khóa học để cải thiện điểm TOEIC ?

    Điều đó tùy thuộc vào mỗi người, nhưng nhiều học sinh vẫn lựa chọn đăng ký một khóa học thay vì tự ôn luyện vì:

    • Họ sẽ được tạo động lực.
    • Có nhiều tài liệu ôn luyện được biên soạn sát đề thi thật
    • Có sự hướng dẫn tận tình của người dạy, sẵn sàng chỉ và sửa lỗi sai cho bạn

    13. Tổng kết

    Ở trên là những tổng hợp về kiến thức ngữ pháp TOEIC để đạt 450 mà trung tâm anh ngữ Edusa đã thông tin đến các bạn để phục vụ cho những ai đang có nhu cầu luyện thi TOEIC. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một lớp học TOEIC chất lượng, hãy đăng ký ngay khóa học ở Edusa, một trung tâm luyện thi chứng chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra, mang đến những trải nghiệm khác biệt và tối ưu hóa quá trình luyện thi.

    Mọi thắc mắc liên hệ ngay với EDUSA qua fanpage, zalo hoặc gọi vào số hotline.

    Để lại thông tin cần tư vấn

    Form tư vấn trên bài viết
    edusa hoc phi
    Học Phí
    (24/7)
    edusa zalo
    Chat Zalo
    (24/7)
    edusa phone
    1900 292972
    (24/7)