Bạn đang tìm kiếm vở bài tập tin học lớp 3: Máy Tính và Em để giúp con bạn tiếp cận môn học tin học một cách thú vị và hiệu quả? Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Vở bài tập này không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về máy tính mà còn khơi dậy sự tò mò và sự sáng tạo của học sinh. Hãy cùng EDUSA tìm hiểu thêm về nó qua bài viết này nhé.
1. Vở bài tập tin học lớp 3: Máy tính và Em – Bài 1
Câu A1 trang 4: Em hãy kể tên các thành phần sau đây của máy tính để bàn (Hình 1):
Lời giải:
(1) – Màn hình
(2) – Bàn phím
(3) – Chuột
(4) – Thân máy
Câu A2 trang 5: Lựa chọn nào sau đây KHÔNG nêu đúng tên của hai trong số các thành phần cơ bản của máy tính?
1) Bàn phím và chuột.
2) Màn hình và loa.
3) Thân máy và màn hình.
4) Chuột và màn hình.
Lời giải: 2) Máy tính có 4 thành phần cơ bản là: Màn hình, thân máy, chuột và bàn phím.
Câu A3 trang 5: Máy tính luôn có thêm bộ phận nào sau đây?
1) Máy in.
2) Camera số (webcam).
3) Loa máy tính.
4) Tai nghe (headphone).
Lời giải: 3) Vì các máy tính luôn có loa bên trong thân máy, để phát ra tiếng bip mỗi khi khởi động máy tính hoặc khi máy tính gặp lỗi bên trong thân máy.
Câu A4 trang 5: Em hãy ghép mỗi thành phần của máy tính cho cột A với đúng chức năng của chúng ở cột B.
Lời giải: 1) – c); 2) – d) 3) – b 4) – a)
Câu A5 trang 5: Trong các câu sau câu nào sau, câu nào SAI?
1) Nhờ có màn hình, ta có thể xem các chữ, hình ảnh và video hiện ra từ máy tính.
2) Nhờ có loa, ta có thể nghe được nhạc và âm thanh từ video hiện ra trên mang hình.
3) Nhờ có bàn phím, ta có thể nhập các chữ, số và kí hiệu vào máy tính.
4) Nhờ có chuột máy tính, ta có thể lưu trữ và xử lí thông tin.
Lời giải: 4) Vì không phải nhờ có chuột máy tính mà là nhờ có thân máy, ta có thể lưu trữ và xử lí thông tin.
Câu A6 trang 5: Trong các câu sau câu nào đúng?
1) Bàn phím và thân máy tính được kết nối với màn hình.
2) Chuột và thân máy tính được kết nối với màn hình.
3) Bàn phím, chuột và màn hình được kết nối với thân máy.
4) Bất kì hai thành phần cơ bản nào của máy tính cũng được kết nối với nhau.
Lời giải: 3) Vì bên trong thân máy tính chứa các thành phần kết nối với các thành phần còn lại của máy tính để máy tính có thể hoạt động.
Xem thêm: Cấu trúc đề thi chứng chỉ tin học cơ bản mới nhất
2. Vở bài tập tin học lớp 3: Máy tính và em – Bài 2
Câu A7 trang 6: Em hãy cho biết tên của từng loại máy tính trong Hình 1
Lời giải:
1) Máy tính để bàn.
2) Điện thoại thông minh.
3) Máy tính bảng.
4) Máy tính xách tay.
Câu A8 trang 6: Các thành phần của máy tính xách tay trong Hình 2 được đánh số thứ tự. Em hãy chọn các từ sau để gọi tên các thành phần này: Vùng cảm ứng, màn hình, thân máy, bàn phím.
Lời giải:
1) Màn hình.
2) Bàn phím.
3) Vùng cảm ứng.
4) Thân máy.
Câu A9 trang 7: Các thành phần của máy tính bảng trong Hình 3 được đánh số thứ tự. Em hãy chọn các từ sau để gọi tên các thành phần này: bàn phím ảo, thân máy, màn hình.
Lời giải:
1) Thân máy.
2) Màn hình.
3) Bàn phím ảo.
Câu A10 trang 7: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi so sánh giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay?
1) Máy tính để bàn thường nặng hơn máy tính xách tay.
2) Máy tính để bàn thường to hơn máy tính xách tay.
3) Ba thành phần: bàn phím, vùng cảm ứng chuột (touchpad) và thân máy của máy tính xách tay gắn liền với nhau thành một khối. Còn ba thành phần (bàn phím, chuột và thân máy) của máy tính để bàn thì tách rời nhau.
4) Cả hai loại máy tính để bàn và máy tính xách tay đều có các thành phần cơ bản luôn gắn liền với nhau thành một khối cố định.
Lời giải: 4) Vì đối với máy tính để bàn, các thành phần cơ bản tách rời nhau.
Câu A11 trang 7: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi so sánh giữa máy tính xách tay và máy tính bảng?
1) Máy tính xách tay thường nặng hơn máy tính bảng.
2) Máy tính xách tay thường to hơn máy tính bảng.
3) Màn hình của máy tính xách tay và máy tính bảng luôn luôn gập lại được.
4) Màn hình của máy tính bảng luôn là màn hình cảm ứng, còn màn hình của máy tính xách tay thường không phải màn hình cảm ứng.
Lời giải: 3) Vì đa số màn hình của máy tính bảng hiện nay gắn liền với thân máy nên không gập lại được.
Câu A12 trang 7: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi so sánh giữa máy tính bảng và điện thoại thông minh?
1) Điện thoại thông minh thường nhẹ hơn máy tính bảng.
2) Điện thoại thông minh thường nhỏ hơn máy tính bảng.
3) Điện thoại thông minh có chức năng chính là gọi điện thoại, trong khi một số máy tính bảng không có chức năng này.
4) Cũng giống như màn hình cảm ứng của máy tính bảng, màn hình của điện thoại thông minh thường có bút cảm ứng để sử dụng.
Lời giải: 4) Vì đa số điện thoại thông minh không có bút cảm ứng.
3. Vở bài tập tin học lớp 3: Máy tính và em – Bài 3
Câu A13 trang 8: Em hãy nêu tên các nút chuột tương ứng với các vị trí được đánh số trong Hình 1.
Lời giải:
1) Nút trái.
2) Nút phải.
3) Nút cuộn.
Câu A14 trang 8: Những câu nào sau đây chỉ ta cách cầm chuột SAI như trong Hình 2?
1) Cổ tay bị gập.
2) Ngón tay giữa không đặt nhẹ lên nút chuột trái.
3) Ngón tay trỏ đặt nhẹ lên nút chuột trái.
4) Ngón tay cái chạm vào một bên chuột.
Lời giải:
Câu chỉ ra cách cầm chuột sai: 1), 2)
Vì cách cầm chuột dúng là:
– Ngón trỏ đặt vào nút trái chuột
– Ngón giữa đặt vào nút phải chuột
– Ngón cái đặt vào bên trái chuột
– Ngón út và ngón áp út đặt vào bên phải chuột
Câu A15 trang 9: Câu nào sau đây chỉ ra cách cầm chuột SAI như trong Hình 3?
1) Cổ tay bị vẹo.
2) Ngón tay trỏ đặt ở nút chuột trái.
3) Ngón tay giữa đặt ở nút chuột phải.
4) Các ngón tay còn lại đặt tự nhiên ở bên trái và bên phải chuột.
Lời giải:
Câu chỉ ra cách cầm chuột sai: 1)
Vì khi cầm chuột: bàn tay, cổ tay và cánh tay phải thẳng hàng.
Câu A16 trang 9: Câu nào sau đây KHÔNG nêu đúng cách cầm chuột bằng tay phải như trong Hình 4?
1) Bàn tay và cổ tay ở vị trí thẳng hàng.
2) Ngón tay trỏ đặt ở nút chuột trái, ngón tay giữa đặt ở nút cuộn chuột.
3) Các ngón tay còn lại đặt tự nhiên ở bên trái và bên phải chuột.
4) Lòng bàn tay đặt lên chuột và các ngón tay đặt nhẹ lên các nút chuột.
Lời giải:
Cách cầm chuột bằng tay phải không đúng: 2)
Ngón tay giữa thường đặt nhẹ phía trên nút chuột phải. Khi cần sử dụng nút cuộn chuột, ngón tay trỏ sẽ chuyển từ vị trí nút chuột trái và đặt nhẹ lên nút cuộn chuột để lăn nút này.
Câu A17 trang 9: Em hãy ghép mỗi thao tác sử dụng chuột cho ở cột A với cách thực hiện tương ứng cho ở cột B.
Lời giải:
1) – g); 2) – e); 3) – b); 4) – a); 5) – d); 6) – c).
Câu A18 trang 10: Thao tác nào sau đây KHÔNG được sử dụng để chọn một biểu tượng phần mềm và kích hoạt nó?
1) Nháy chuột.
2) Di chuyển chuột.
3) Nháy đúp chuột.
4) Lăn nút cuộn chuột.
Lời giải:
Thao tác nào sau đây KHÔNG được sử dụng để chọn một biểu tượng phần mềm và kích hoạt nó là: 4) Lăn nút cuộn chuột.
Vì để chọn một biểu tượng phần mềm và kích hoạt nó ta có thể nháy chuột, di chuyển chuột hoặc nháy đúp chuột.
Câu A19 trang 10: Trên màn hình nền máy tính em đang sử dụng có những biểu tượng phần mềm nào? Hãy sử dụng chuột để thực hiện các công việc sau:
1) Di chuyển một biểu tượng sang vị trí mới.
2) Chọn biểu tượng phần mềm và kích hoạt phần mềm.
3) Đóng cửa sổ phần mềm sau khi thực hiện nó.
4) Thực hiện lại ba việc trên đây đối với biểu tượng phần mềm khác.
Lời giải: (Câu trả lời mở, sau đây là ví dụ)
Trên màn hình máy tính em đang sử dụng có những biểu tượng phần mềm: word, powerpoint, unikey…
1) Di chuyển một biểu tượng sang vị trí mới: Chọn một biểu tượng phần mềm, sau đó nhấn giữ chuột trái để di chuyển sang vị trí mới, thả chuột.
2) Chọn biểu tượng phần mềm và kích hoạt phần mềm: Chọn biểu tượng phần mềm, nháy đúp chuột trái.
3) Đóng cửa sổ phần mềm sau khi thực hiện nó: Kích chuột trái vào biểu tượng dấu X đỏ góc trên bên trái của phần mềm.
4) Thực hiện lại ba việc trên đây đối với biểu tượng phần mềm khác.
Các bạn có thể tham khảo các bài tập tin học lớp 3 khác để biết thêm nhé.
Xem thêm: Đề thi chứng chỉ tin học cơ bản
4. Trung tâm đào tạo tin học uy tín – EDUSA
EDUSA là một trong những đơn vị luyện thi các chứng chỉ tin học chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Trở thành học viên của EDUSA bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy mọi kiến thức để có thể thi đậu chứng chỉ 100%.
Toàn bộ các giáo trình, video bài giảng đều được chọn lọc và biên soạn kỹ càng đảm bảo tính độc nhất và sát với đề thi thật. Hơn hết, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác như thi thật để giúp bạn làm quen với cấu trúc đề và áp lực về thời gian. Từ đó, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi thi chính thức.
Một số ưu điểm của trung tâm EDUSA:
- Cam kết giúp các học viên đạt chứng chỉ ngay từ lần thi đầu tiên.
- Các bài giảng được đội ngũ giảng viên hệ thống lại kiến thức chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với các trình độ.
- Học bất cứ thời gian nào rảnh, tổng thời lượng học kéo dài trong 1-2 giờ
- Lộ trình học cụ thể, chi tiết giúp học viên nắm vững kiến thức sau mỗi buổi học.
- Cam kết học và thi lại miễn phí 100% nếu học viên thi không đạt chứng chỉ.
- Hỗ trợ đăng ký thi, nhận chứng chỉ và giao chứng chỉ đến tận nhà học viên.
- Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, nhiệt tình.
Xem thêm: Khóa học tin học Offline chất lượng tại EDUSA
Xem thêm: Khóa học tin học Online chất lượng tại EDUSA
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Chứng chỉ tin học có giá trị trong bao lâu?
Chứng chỉ tin học có giá trị vĩnh viễn và không bị hết hạn.
5.2 Tôi có thể đăng ký thi tin học ở đâu?
Bạn có thể đăng ký thi tin học tại các trung tâm đào tạo hoặc các trường đại học, cao đẳng có chương trình đào tạo chứng chỉ này. Hoặc bạn có thể đăng ký tại trung tâm EDUSA để có được chứng chỉ với kết quả tốt nhất nhé.
5.3 Tôi có thể thi lại nếu không đạt được chứng chỉ tin học?
Có, bạn có thể thi lại nếu không đạt được chứng chỉ tin học. Khi bạn học tại EDUSA thi sẽ được cung cấp các buổi học và thi lại “miễn phí” nếu bạn thi không đạt.
6. Lời kết
Với vở bài tập tin học lớp 3: Máy Tính và Em, hành trang học tập của con bạn sẽ trở nên đầy ý nghĩa và thú vị hơn bao giờ hết. Hãy khám phá và trải nghiệm cùng con của bạn ngay hôm nay để tạo ra những kỷ niệm học tập đáng nhớ và giúp con bạn phát triển kỹ năng tin học một cách toàn diện. EDUSA chúc bạn và con bạn có những trải nghiệm tốt!
Để lại thông tin cần tư vấn